Trẻ bị hóc xương khi ăn cháo cá mẹ phải làm gì?

Hóc xương cá ở trẻ rất thường gặp, vì xương cá khá mỏng, nhỏ, trẻ em lại thường nôn ói, khóc, khó hợp tác với bác sĩ nên việc khám và chụp Xquang rất khó khăn. Để thấy và lấy xương cá ra thì chỉ có phương pháp nội soi họng và hạ họng. Vậy chăm sóc bé như thế nào và phải làm gì khi bé bị hóc xương khi ăn cháo cá?

Trẻ bị hóc xương khi ăn cháo cá mẹ phải làm gì? Trẻ bị hóc xương khi ăn cháo cá mẹ phải làm gì?

Hóc xương cá ở trẻ rất thường gặp, vì xương cá khá mỏng, nhỏ, trẻ em lại thường nôn ói, khóc, khó hợp tác với bác sĩ nên việc khám và chụp Xquang rất khó khăn. Để thấy và lấy xương cá ra thì chỉ có phương pháp nội soi họng và hạ họng. Vậy chăm sóc bé như thế nào và phải làm gì khi bé bị hóc xương khi ăn cháo cá?

Trẻ suýt mất mạng vì hóc xương khi ăn cháo cá

Ngày 15/3, bé N.H.T.N. 11 tháng tuổi, ngụ Đồng Tháp được đưa đến khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố trong tình trạng sốt cao, quấy khóc, họng đỏ, sờ thấy khối mềm 2x3cm, không thấy mủ, loét trong họng.

Trước đó 5 ngày, mẹ của bé cho bé ăn cháo lóc tại nhà và khẳng định đã lọc xương kỹ. Nhưng đột nhiên bé ho sặc sụa, nôn ói, khóc và không ăn nữa. Đến chiều thì bé quấy khóc liên tục, bỏ ăn uống, chảy nhiều nước miếng. Thấy vậy, mẹ đưa bé tới Trạm y tế địa phương nhưng không phát hiện được mắc xương, được điều trị viêm họng, rối loạn tiêu hóa.

Sang ngày thứ 3, tình trạng của bé nặng hơn nên gia đình đưa bé vào một bệnh viện ở Đồng Tháp. Dù được khám họng nhưng vẫn không phát hiện được dị vật, chỉ thấy họng đỏ, nuốt khó, cho điều trị kháng sinh chích.

vicare.vn-khi-tre-bi-hoc-xuong-khi-an-chao-ca-me-phai-lam-gi-body-1

Sau 2 ngày điều trị, bé vẫn sốt cao liên tục, không cải thiện nên các bác sĩ liên hệ chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Lúc nhập viện, BSCK1. Nguyễn Cát Phương Vũ – bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố cho biết, bệnh viện ghi nhận bé tỉnh, quấy khóc, vùng cổ trái sờ thấy khối mềm 2x3cm, sốt cao, họng đỏ, sạch, hơi sưng nề thành sau họng, chảy nước miếng, không thấy mủ, trong họng bị loét.

Bác sĩ cho tiến hành xét nghiệm máu khẩn, chụp CTscan vùng cổ. Kết quả cho thấy, máu bị nhiễm trùng nặng, có nhiều ổ áp xe tụ mủ sinh hơi ở thành sau họng, chiếm 2/3 thể tích vùng cổ. Ngay sau đó, bé được chích thuốc, làm xét nghiệm tiền phẫu và mổ cấp cứu.

Khi trẻ bị hóc xương cá cha mẹ nên làm gì?

Vào phòng mổ, bác sĩ Bạch Thiên Phương - trưởng khoa Tai Mũi Họng, phát hiện vùng họng của bé có một khối sưng nề to ở phía sau trụ amidan bên phải. Chọc hút khối sưng nề ra khoảng 50ml mủ xanh đục.

Quan sát hình ảnh CTscan, khối u đã lan xuống khoang cổ sâu bên trái, giữa tuyến giáp trái và các mạch máu lớn vùng cổ nên bác sĩ quyết định mở cạnh cổ để dẫn lưu cho hết mủ, nạo sạch mô viêm quanh tuyến giáp, cắt phần cơ ức giáp đã bị hoại tử.

Ca mổ kéo dài hơn 3 giờ, thao bác sĩ Phương, do các cấu trúc giải phẫu vùng cổ ở bệnh nhi quá nhỏ, các mô khá mỏng manh và lỏng lẻo, các cấu trúc quan trọng như thần kinh thanh quản, thần kinh vận động vùng mặt, bó mạch cảnh lại ôm sát ổ mô viêm nên bác sĩ phải có động tác chuẩn xác và nhẹ nhàng để không làm tổn thương gây khàn tiếng, khó thở, liệt mặt và mất máu trầm trọng.

vicare.vn-khi-tre-bi-hoc-xuong-khi-an-chao-ca-me-phai-lam-gi-body-2

Kết thúc ca mổ, bé không bị mất máu, toàn bộ mủ của ổ áp xe, các viêm mô hoại tử đều được giải quyết sạch. Hiện bé đã tỉnh táo nhưng vẫn đang được điều trị kháng sinh, dự kiến khoảng 7-10 ngày, trước khi xuất viện sẽ được kiểm tra lại vùng cổ. Trường hợp của N.H.T.N. là bị hóc xương cá ở trẻ.

Các bác sĩ khuyên, khi cho trẻ ăn cá có xương nhỏ như cá lóc, cá thác lác, cá rô, vỏ tôm,... phải hết sức cẩn thận. Nếu trẻ có các dấu hiệu nôn ói, đau họng, chảy nước miếng, sốt cao, bỏ ăn,... thì nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh biến chứng và rủi ro nguy hiểm tính mạng. Đây là cách chăm sóc bé khi bị hóc xương cá tốt nhất, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Xem thêm:

  • Xử lí thế nào khi bị hóc xương cá?
  • Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương cá vô cùng hữu hiệu
  • Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?