Trẻ bị hen suyễn nên ăn gì?
Hen suyễn là một bệnh mạn tính và khi điều trị cần dùng nhiều loại thuốc có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn cho trẻ như nguy cơ loãng xương, chậm phát triển nhất là chiều cao. Vậy trẻ bị hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng đưa ra đối với các thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi trẻ bị hen suyễn.
Trẻ bị hen suyễn nên ăn gì?
Hen suyễn là một bệnh mạn tính và khi điều trị cần dùng nhiều loại thuốc có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn cho trẻ như nguy cơ loãng xương, chậm phát triển nhất là chiều cao. Vậy trẻ bị hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng đưa ra đối với các thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi trẻ bị hen suyễn ngay sau đây.
Một số chú ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn
Lúc trẻ không bị bệnh, cần cho trẻ ăn theo lứa tuổi như trẻ bình thường nhưng hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm sữa, trứng, các loại hạt như đậu phộng, đậu nành, hải sản, lúa mì, rượu đỏ...
Trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, nhóm trái cây và rau. Đặc biệt trẻ cần ăn đủ đạm, đạm quý để bù lại lượng đạm đã mất do dùng thuốc.
Khi trẻ đang lên cơn suyễn, không cho trẻ ăn để tránh bị sặc.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Không tập cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng và tránh để trẻ bị béo phì gây hẹp đường thở của bé, dễ co thắt.
Trẻ cũng cần được cho ăn ít muối.
Chia bữa ăn của trẻ ra làm nhiều bữa để tránh trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Cho trẻ uống nhiều nước để làm lỏng đàm.
Những thực phẩm tốt cho bé bị hen suyễn
Thực phẩm giàu magie
Magie giúp làm giãn các cơ bao quanh khí phản nên rất tốt đối với người bị hen, vậy nên các mẹ chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như trong các loại rau xanh, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng), các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ), cà chua, chuối, atiso, ngũ cốc nguyên cám,... Magie có công dụng kháng viêm và giãn cơ trơn nên thật sự tốt cho bạn đấy.
Thực phẩm giàu omega 3
Omega3 giúp tăng cường sức để kháng của bé, nhờ có tính kháng viêm tự có thể giúp bé ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp. Bởi chúng có khả năng giảm bớt tình trạng viêm đường hô hấp, giúp các triệu chứng hen suyễn được cải thiện dễ dàng hơn. Rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,... được coi là dồi dào hàm lượng omega 3 bạn nên bổ sung. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dị ứng với cá thì nên tránh xa nhé!
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A,... được coi là những dưỡng chất có thể tác động đến ác phản ứng viêm trong cơ thể. Nếu bạn tăng cường dùng chúng vào thực đơn hàng ngày sẽ tác động đến việc co giãn cơ trơn, tính thấm thành mạch và sự bài tiết chất nhầy,... Do đó, sẽ rất hữu ích khi dùng chúng, đặc biệt là nên bổ sung 2g vitamin C tự nhiên mỗi ngày.
Những thực phẩm nên tránh khi bé bị hen suyễn
Sau khi đã phát hiện bé bị dị ứng với thực phẩm nào theo cách ở trên thì bạn nên tránh không cho bé ăn loại đó. Bé cũng không nên ăn nhiều muối và các thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần hoặc đồ uống có ga.
Thức ăn mặn
Các thống kê chỉ ra rằng, bệnh nhân hen suyễn ăn nhiều muối sẽ có tỷ lệ phát bệnh cao hơn nhiều lần với những người khác. Nếu không muốn bệnh nặng hơn thì hãy điều chỉnh lượng muối ở mức phù hợp, nên ăn nhạt lúc này sẽ tốt hơn. Bé cũng nên tránh những món ăn quá nhiều gia vị, các loại rau trộn, salad, dưa muối hoặc thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, trái cây sấy khô đóng gói...
Thức ăn gây dị ứng
Rất nhiều người lên cơn hen khi sử dụng những thực phẩm kiêng kị, được coi là dị ứng với cơ địa. Sữa, phô mai, tôm, cua, gà,... nhiều người dị ứng nhất. Do đó, hãy xem xem nếu bạn dị ứng với thức ăn nào trước đó thì nên tránh ngay đi.
Bên cạnh đó bạn cũng cần thận trọng với các loại thuốc dùng cho bé như thuốc kháng sinh, aspirin...
Biện pháp chăm sóc trẻ bị hen suyễn
Cần tránh những yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen ở trẻ:
Không để thú nuôi như chó, mèo, chim cảnh trong nhà.
Tránh dùng các hóa chất nặng mùi trong nhà như các loại nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi gián, công trùng, tránh nhang khói.
Không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ.
Giữ không khí trong sạch: Đóng cửa sổ khi bên ngoài nhiều bụi phấn hoa, khói nhà máy, bếp lò, khói xe... và mở rộng cửa sổ khi không khí bên trong nhà ngột ngạt, hay khi trong phòng có mùi khó chịu.
Nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng. Thường xuyên giặt khăn trải giường, ga gối bằng nước nóng rồi phơi khô, thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ, giặt thú nhồi bông.
Tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ dễ bị dị ứng như hải sản, mì chính, đồ hộp. Ngoài ra nên bổ sung những thức ăn giàu acid béo omega – 3 và các loại vitamin A, C, E giàu chất oxi hóa để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Không nên quá hạn chế các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của trẻ vì dễ ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ tự ti vì mắc bệnh.
Cho trẻ đi khám chuyên khoa định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn dùng các thuốc cắt cơn hen dạng xịt khí dung và thuốc dự phòng lâu dài.