Trẻ bị hăm tã, khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa?

Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này khiến bé đau và quấy khóc. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ gặp các triệu chứng không khỏi, nổi mụn, bị sốt,... Nhiều mẹ lo lắng trước tình trạng này của con em, vậy khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu.

Trẻ bị hăm tã, khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa? Trẻ bị hăm tã, khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa?

Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

  • Da tiếp xúc với tã như đùi, háng, mông, bụng dưới, hậu môn hay bộ phận sinh dục bị mẩn đỏ hoặc phồng rộp.

  • Trẻ khó chịu, ngứa ngáy, cáu gắt, quấy khóc khi mẹ vệ sinh hay lau rửa vùng da đó.

  • Nếu hăm tã bị nặng hơn, da bé sẽ bị loét đỏ, chảy nước, có mủ, chảy máu, trẻ quấy khóc nhiều dẫn tới kém ăn, kém ngủ và sụt cân.

Những điều các bậc cha mẹ không nên làm bị bé bị hăm tã

  • Không thay tã cho trẻ trong nhiều giờ

  • Quấn tã cho bé quá chặt

  • Bôi phấn rôm nhiều, gây bí các lỗ chân lông và làm tăng tình trạng hăm tã.

  • Sử dụng các loại kem bôi cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

vicare.vn-tre-bi-ham-ta-khi-nao-can-dua-tre-den-bac-si-chuyen-khoa-body-1

Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã

Kiểm tra ngay loại tã bé đang mặc

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu bị hăm tã, các chị em hãy kiểm tra chất lượng loại tã đang dùng cho con. Tã có thấm hút tốt hay mềm mại không? Sử dụng tã cho bé có quá chật. Nếu thấy các dấu hiệu này bạn hãy đổi ngay loại tã khác cho con, đảm bảo phù hợp với làn da của trẻ.

Dùng nước lá trà xanh

Khi trẻ bị hăm tã, hãy trị bằng cách dùng nước trà xanh để vệ sinh, lau rửa cho con. Mỗi lần thay bỉm các mẹ nên nấu nước lá trà xanh, vệ sinh cho bé khi nước hơi ấm. Chất tannin trong trà xanh giúp trị hăm tã rất tốt, không gây kích ứng da bé.

Lưu ý: Khi vệ sinh cho con, các mẹ lau rửa thật nhẹ nhàng để cho vùng da bị hăm không tấy đỏ hoặc bị tổn thương nặng hơn.

Thay tã, vệ sinh thường xuyên cho bé

Sau 3 - 4 giờ đồng hồ, các mẹ nên thay tã cho con một lần để da của trẻ không tiếp xúc lâu với những chất thải của bé, ngăn ngừa tình trạng hăm tã nặng hơn. Mỗi lần thay tã bỉm, chị em cần phải lau rửa sạch sẽ phân cùng nước tiểu dính trên da hoặc hậu môn, vùng kín của bé với nước ấm. Nên rửa từ trước ra sau và lau rửa thật nhẹ nhàng vùng da lành trước sau đó tới vùng da bị hăm. Mẹ lấy khăn mềm sạch thấm khô da bé và cho con mặc tã mới.

Khi nào bạn cần đưa trẻ bị hăm tã đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị hăm tã, các mẹ cần cho con tới gặp bác sĩ khi:

  • Trẻ bị hăm tã trên 5 ngày, đã thực hiện theo những hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị hăm ta nhưng không khỏi.

  • Trẻ bị sốt

  • Bé bị nổi nhiều mụn mủ

  • Vùng hăm tã có da đỏ tấy và có khuynh hướng lan rộng

  • Trẻ có các triệu chứng tiêu chảy

vicare.vn-tre-bi-ham-ta-khi-nao-can-dua-tre-den-bac-si-chuyen-khoa-body-2

Thực phẩm ảnh hưởng tới việc bé hăm tã

Nói tới việc thực phẩm dẫn tới việc trẻ bị hăm tã sẽ khiến các chị em khó tin. Tuy nhiên đây là sự thật, các thực phẩm hàng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm bởi làm thay đổi các thành phần phân của bé. Đáng chú ý nhất là những loại trái cây tính axit cao như: Quả việt quất, quả mâm xôi, cam, cà chua... Nếu thấy con có dấu hiệu bị hăm tã, mẹ nên loại bỏ những loại quả này ra khỏi thực đơn hàng ngày của con.

Với các chị em đang trong thời kì cho con bú, nên chú ý tới những khẩu phần ăn của mình. Điều này ảnh hưởng tới việc tiết sữa, cũng có thể qua sữa sẽ làm phân của trẻ thay đổi, dẫn tới hăm ở trẻ.

Ngoài những loại kem chống hăm trên thị trường hiện nay, các bài thuốc dân gian cho bé cũng rất hiệu quả được các mẹ chú ý chia sẻ rộng rãi như:

  • Dùng lá chè xanh, nụ vối hay lá trầu không rửa sạch, cho vào chậu cùng nước đun sôi. Khi nước còn hơi ấm, bỏ cái và dùng rửa vùng da hăm cho bé.

  • Lấy một nắm lá khế rửa sạch, để ráo nước, giã nát cùng chút muối, thêm nước sôi để nguội và chắt lấy nước chấm vào vùng da bị hăm.

Để tránh việc trẻ bị hăm tã không những dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc mà còn phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có các biện pháp điều trị phù hợp. Nếu tình trạng bệnh kéo dài và nặng hơn, kèm theo sốt,... hãy đưa con tới ngay các cơ sở y tế gần nhất, uy tín nhất để thăm khám.

Xem thêm:

  • Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trong mùa đông
  • 7 loại hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị mẹ thông thái nên biết