Trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ phải làm gì?

Hăm đỏ hậu môn hay còn gọi là hăm tã là hiện tượng thường gặp và rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tình trạng này khiến bé rất khó chịu hay quấy khóc và làm bố mẹ lo lắng.vậy khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ phải làm gì? Trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ phải làm gì?

Hăm đỏ hậu môn hay còn gọi là hăm tã là hiện tượng thường gặp và rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tình trạng này khiến bé rất khó chịu hay quấy khóc và làm bố mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra hăm đỏ hậu môn ở trẻ nhỏ

Da của trẻ rất nhạy cảm do vậy mọi nguyên nhân tác động đến vùng da quanh hậu môn của trẻ thì đều có thể gây ra hăm đỏ hậu môn

Một số nguyên nhân chính gây ra hăm đỏ hậu môn ở trẻ là:

  • Các tác động từ bên ngoài tới vùng da này của trẻ cũng có thể khiến vùng da quanh hậu môn bị hăm đỏ như nguồn nước sử dụng không sạch, chứa nhiều loại vi khuẩn, chứa nhiều các chất tẩy rửa,..
  • Thời gian tiếp xúc trực tiếp của trẻ với tã , bỉm có thể kéo dài 24/24 , với những loại tã hoặc bỉm không đảm bảo chất lượng, không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến da trẻ bị kích ứng. mặt khác trong tã, bỉm chứa phân , nước tiểu của trẻ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da của trẻ.
  • Vệ sinh cho bé sau khi thay tã, sau khi bé đi vệ sinh là rất quan trọng, nếu mẹ làm không đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và việc vệ sinh không sạch sẽ sẽ khiến da của trẻ bị kích ứng với những ghét bẩn còn bám lại.
  • Do quần áo trẻ mặc quá chật, không thoáng khí, không thấm mồ hôi, quần áo quá chật sẽ khiến da nhạy cảm của bé bị cọ xát gây tổn thương, viêm nhiễm.
  • Mẹ sử dụng khăn giấy ướt có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín cho bé.
  • Bôi phấn rôm quá nhiều cũng sẽ làm tình trạng hăm tã của bé ngày càng nặng hơn.
  • Sử dụng các loại kem bôi, mỡ kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ cũng có thể làm mất cân bằng các yếu tố bảo vệ da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
HoiBenh.vn-tre-bi-ham-do-hau-mon-me-phai-lam-gi-body-2
Nguyên nhân gây ra hăm đỏ hậu môn ở trẻ nhỏ?

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn mẹ phải làm gì?

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn không phải là bệnh lý hiếm gặp nhưng cha mẹ cần lưu ý và chữa trị kịp thời cho bé để tránh gây ra những biến chứng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Một số lưu ý ngay khi phát hiện trẻ bị hăm đỏ hậu môn:

  • Giữ da bé luôn khô ráo sạch sẽ
  • Khi thấy bé có dấu hiệu hăm đỏ hậu môn mẹ cần chú ý vệ sinh da bé thật sạch và lau khô ráo bằng nước ấm. sau đó vệ sinh vùng da bị hăm của bé 2 lần / ngày.
  • Nên hạn chế sử dụng tã, bỉm nếu dùng tã cần lựa chọn những loại tã, bỉm có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng, thoáng mát, hút ẩm tốt.
  • Sau khi trẻ đi tiểu tiện hoặc đại tiện cần vệ sinh và thay tã, bỉm cho trẻ
  • Khi vệ sinh nên dùng khăn mềm, hoặc bông gòn y tế để lau khô mông và vùng kín của bé, tránh việc chà xát mạnh sẽ gây tổn thương da của bé.
  • Giường ngủ và nơi chơi đùa của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh làm cho tình trạng hăm tã nặng hơn,
  • Không dùng các loại khăn ướt có chất tẩy rửa mạnh để lau cho trẻ
  • Không nên ngày nào cũng quấn tã cho trẻ, thỉnh thoảng nên để bé thông thoáng, không bị ra mồ hôi
  • Nếu thấy tình trạng hăm tã của bé nặng lên, sau khi tắm nên nhúng mông bé vào chậu nước đã pha sẵn một ít baking soda giúp trung hòa acid có trong phân và nước tiểu rồi lau khô bằng khăn mềm.
  • Sử dụng thuốc tây bôi ngoài da
  • Các mẹ có thể sử dụng các loại kem chống hăm tã cho tuy nhiên nên tìm mua ở những nơi uy tín để tránh mua phải các loại hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Thuốc bôi: Mẹ có thể pha một gói nhỏ thuốc tím trong 2 lít nước rồi dùng để rửa vùng da bé bị hăm, sau đó thấm khô bằng khăn mềm
  • Sau khi tắm, rửa sạch vùng da bị hăm mẹ có thể bôi một lớp thuốc mỡ Bepanthen lên vùng da bị hăm của bé 2 lần / ngày
  • Mẹ cũng có thể dùng xanh methylen ., betadine để trị hăm cho bé rất hiệu quả, tránh các nguy cơ viêm nhiễm
HoiBenh.vn-tre-bi-ham-do-hau-mon-me-phai-lam-gi-body-3
Giữ da bé luôn khô ráo sạch sẽ

Một số bài thuốc dân gian

  • Lá chè xanh hoặc lá vối non: Rửa sạch, đun sôi với nước sau đó để nguội lấy nước đó để rửa vùng da bị hăm cho trẻ, nên rửa 3 lần / ngày rồi lau khô bằng khăn mềm
  • Lá khế: Lấy một nắm lá khế rửa sạch, để khô, giã nát rồi pha thêm một chút muối thêm nước sôi để nguội rồi lọc lấy nước, dùng bông y tế chấm vào vùng da bị hăm của trẻ.
  • Búp ổi hoặc lá ổi: Rửa sạch, đun lấy nước,rửa sạch vùng da bị hăm ngày 3 lần
  • Cỏ roi ngựa: Phơi khô hoặc rửa sạch và sao khô, cho vào hãm với nước sôi khoảng 15p, dùng bông thấm nước này bôi lên vùng hăm da của bé, mỗi ngày làm từ 2-3 lần
  • Lá trầu không: Rửa sạch, đun sôi, dùng khăn sạch thấm nước lá trầu không rồi bôi lên vùng da bị hăm của bé, 3 lần / ngày làm liên tục trong 1 tuần.

Có rất nhiều cách trị hăm tã cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng, tuy nhiên khi sử dụng các cách này mà tình trạng của bé không giảm đi, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh gây ra tình trạng khó chịu cho bé, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.


Xem thêm:

  • 7 bí quyết chăm sóc da mùa hè
  • Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh
  • Rèn luyện thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ