Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt phải làm sao?

Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt là một hiện tượng rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều so với khi trẻ bị sốt thông thường, chính vì vậy, khi các bậc cha mẹ thấy con mình bị hạ thân nhiệt, cần đưa ngay đến bệnh viện khám và điều trị, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt phải làm sao? Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt phải làm sao?

Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt là một hiện tượng rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn nhiều so với khi trẻ bị sốt thông thường, chính vì vậy, khi các bậc cha mẹ thấy con mình bị hạ thân nhiệt, cần đưa ngay đến bệnh viện khám và điều trị, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

1. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt

Thông thường, sốt là hiện tượng phòng vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân xấu gây hại, tuy nhiên, ở một vài trường hợp, bệnh nhân lại xuất hiện các dấu hiệu hạ thân nhiệt, thay vì sốt. Hiện tượng này thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, và là triệu chứng vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân của việc trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, có thể là do trẻ bị sinh non, nhiễm lạnh khi mưa, do thời tiết thay đổi... và nhiều nguyên nhân khác. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt.

vicare.vn-tre-bi-ha-than-nhiet-sau-sot-phai-lam-sao-body-2

2. Biểu hiện trẻ bị hạ thân nhiệt

- Da và cơ: Khi thân nhiệt giảm cơ thể ở trạng thái rét run, nếu thân nhiệt dưới 32 độ C cơ thể ở tình trạng cứng cơ, phù da. Trẻ còn có thể xuất hiện một số hiện tượng như tím tái ở đầu ngón chân, tay, trường hợp nghiêm trọng hơn là trẻ có thể bị rối loạn ý thức.

- Tim mạch: nhịp chậm dần nếu ở nhiệt độ > hoặc bằng 30 độ C

- Thần kinh: Rối loạn định hướng, mất phản xạ có thể dẫn đến hôn mê sâu khi thân nhiệt giảm đến 28 độ C

3. Cách xử lý và điều trị khi trẻ bị hạ thân nhiệt

Khi phát hiện trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, phụ huynh tốt nhất nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để khắc phục tình trạng, ngoài ra có thể tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ, làm ấm cơ thể trẻ để nhiệt độ trở lại bình thường.

Khi nhiễm lạnh như vậy, trẻ sẽ có các triệu chứng toàn thân run cầm cập, người và chân tay lạnh buốt, da tím, nổi bông, trẻ rất khó chịu quấy khóc,... Khi đó, bé cần được giữ ấm ngay, cụ thể cách xử lý như sau:

  • Cần giữ cho thân thể bé khô ráo, cần quấn tã mặc quần áo, đội mũ và đắp chăn ấm cho trẻ.

  • Sưởi ấm bé bằng thân nhiệt của người lớn như mẹ ôm bé vào lòng.

  • Cách ly bé khỏi nguồn gây lạnh.

  • Mẹ có thể chườm nóng cơ thể bé bằng lá hơ ấm, bằng muối rang,... Mẹ lưu ý những kỹ thuật chườm nóng này phải cẩn thận để tránh làm bé bị bỏng.

  • Dùng nguồn nhiệt bên ngoài hỗ trợ cho bé như dùng máy sấy tóc tạo hơi ấm vừa phải thổi vào lớp quần áo ngoài bé đang mặc.

  • Đối với trẻ bú mẹ, khuyến khích các mẹ nên cho trẻ bú sớm, nhiều lần, nếu trẻ không thể bú thì vắt sữa và cho ăn qua thìa.

vicare.vn-tre-bi-ha-than-nhiet-sau-sot-phai-lam-sao-body-1

Trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt nặng, cha mẹ có thể tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo hoặc hỗ trợ đường thở cho con bằng cách đặt nội khí quản khi có giảm thông khí nặng và rối loạn ý thức, truyền dịch bicacbonat Na 42%o, dung dịch điện giải,... Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc hiệu quả, kể cả khi nhiệt độ cơ thể trẻ đã tạm ổn

Vừa rồi là nguyên nhân, những dấu hiệu nhận biết trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt, cũng như cách xử lý, điều trị khi trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm tự xử lý, sơ cứu khi thấy trẻ gặp phải hiện tượng này, sau khi tiến hành sơ cứu, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời tiến hành những bước điều trị tiếp theo.