Trẻ bị dị ứng nổi mề đay thì phải làm sao?
Với làn da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, bé rất dễ bị dị ứng, mẩn ngứa thậm chí là nổi mề đay. Vậy khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao? HoiBenh mời các bậc cha mẹ tham khảo bài viết sau đây để trả lời cho câu hỏi trên.
Trẻ bị dị ứng nổi mề đay thì phải làm sao?
Với làn da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, bé rất dễ bị dị ứng, mẩn ngứa thậm chí là nổi mề đay. Vậy khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao? HoiBenh mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên.
1. Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay hay còn gọi là mày đay, một dạng phát ban ở da, biểu hiện đặc trưng là những nốt sần nổi lên, tương đối lớn thành từng mảng và gây ngứa.
Bệnh mề đay không di truyền và sẽ tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Một số ít trường hợp cấp tính hoặc mãn tính.
Người nổi mề đay mãn tính thường hay tái phát nhiều lần trong đời, khó chữa trị dứt điểm.
Bệnh xảy ra khi làn da của trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng nào đó. Lúc này cơ thể bé tiết ra hormone histamin- một phản ứng tự nhiên của cơ thể gây ra cảm giác ngứa và viêm da.
Những người có là da nhạy cảm hoặc cơ thể dễ bị dị ứng thường dễ bị nổi mề đay. Chủ yếu xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mề đay xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết gió, lạnh hoặc mùa hè khi thời tiết nóng ẩm. Cũng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột.
2. Biểu hiện triệu chứng khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay
Khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay thường biểu hiện dưới nhiều hình dạng, kích thước cũng khác nhau. sau đây là những biểu hiện triệu chứng cụ thể khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nổi mề đay .
Sẩn phù
Sẩn phù có ranh giới rõ ràng, nổi gồ trên mặt da, có màu hồng, ở giữa thường nhạt hơn, các sẩn này rất đa dạng về hình thái và kích thước thậm chí là mảng lớn.
Ngứa
Đây là dấu hiệu đặc trưng của mề đay. Ngứa khiến trẻ mất ngủ, không tập trung học tập, sinh hoạt
Một số trường hợp nổi mề đay còn đi kèm với phù mạch ở mặt, mí mắt, tai, miệng, tay, chân,...
Mề đay xuất hiện ở khắp cơ thể đây có thể là dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các triệu chứng mề đay nặng hơn vào ban đêm. Gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là các vùng da bị bó sát bởi quần áo (cạp quần), phần da tiếp xúc với nhau (nách).
3. Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay ở trẻ
Khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa trên da có thể là do:
-Không phù hợp với một loại thức ăn nào đó hoặc trong sữa mẹ có chứa thành phần dị ứng. Mẹ cần nhớ lại đã cho trẻ ăn món gì và loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
- Trẻ bị dị ứng thời tiết, phát ban, nổi mẩn đỏ mỗi khi trời trở lạnh.
- Trẻ em có tiếp xúc với vật có chứa tác nhân gây dị ứng, va quẹt vào da. Nên quan sát những vật bé hay tiếp xúc như đồ chơi, thú nhồi bông, xe đẩy,...
- Bé bị côn trùng chích, cắn. Những bé có da nhạy cảm, hoặc nọc độc côn trùng khá mạnh thì hoàn toàn có thể nổi mề đay, phản ứng dị ứng ngứa da.
4. Khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay cha mẹ phải làm gì?
Chăm sóc trẻ bị ứng nổi mề đay
Trước tiên bố mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, thông thường đây là nguyên nhân gây nổi mề đay phổ biến nhất:
- Rửa sạch vùng da bị nổi mề đay bằng nước ấm, tránh không dùng xà phòng và các chất tẩy rửa.
- Cho trẻ ngâm mình trong nước nóng để giảm ngứa.
- Cắt móng tay của bé sạch sẽ, tránh để bé gãi ngứa trên da vì nhiễm trùng sẽ gây lây lan hơn.
- Nếu trẻ ngứa quá có thể thử đắp các miếng gạc lạnh, vừa giúp làm dịu cơn ngứa, vừa giúp giảm viêm, lưu ý không đắp liên tục, chỉ đáp 10 phút /lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất vải thấm mồ hôi, quần áo nên dài tay để tránh trầy xước và bảo vệ làn da khỏi các chất kích thích bên ngoài
Cách chữa mề đay dân gian
Khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay cha mẹ có thể tắm cho trẻ và ngâm mình trẻ trong bồn tắm có chứa baking soda hoặc bột yến mạch nấu chưa chín, nó sẽ làm dịu làn da của bé.
Một số mẹo dân gian
- Tắm lá khế
- Xông hơi lá kinh giới
- Uống nước gừng ấm
- Ăn canh lá ngải cứu hoặc đắp lá ngải cứu
Các mẹ lưu ý những bài thuốc dân gian trên thường chỉ có tác dụng tạm thời. Với những bé bị dị ứng nổi mề đay mãn tính phải dùng thường xuyên mề đay mới không nổi nữa
Điều trị y tế
Nếu không phải là mãn tính thì thông thường các bé bị nổi mề đay sẽ tự khỏi một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc gì cả.
Tuy nhiên, các mẹ có thể đưa trẻ đi khám và xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định nguyên nhân gây dị ứng mề đay. Các bác sĩ sẽ kê thuốc tùy vào tình trạng sức khỏe của bé.
Nổi mề đay thường vô hại, hiếm khi nó gây hại đến sức khỏe của người mắc. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, giảm sự tự nhiên và nếu không chăm sóc da cẩn thận sẽ có nguy cơ để lại sẹo. HoiBenh hi vọng với những thông tin trên, các mẹ có thể biết được mình nên làm gì khi trẻ bị dị ứng nổi mề đay.