Trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì?
Trẻ em là một đối tượng nhạy cảm, tuổi càng nhỏ, sức khỏe của bé lại càng dễ bị đe dọa bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bé đều làm cha mẹ rất lo lắng, đặc biệt là các cơn đau. Vậy khi trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì? Hãy xem ngay bài viết sau để tìm câu trả lời cho vấn đề trên.
Trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì?
Trẻ em là một đối tượng nhạy cảm, tuổi càng nhỏ, sức khỏe của bé lại càng dễ bị đe dọa bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bé đều làm cha mẹ rất lo lắng, đặc biệt là các cơn đau. Vậy khi trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì? Hãy xem ngay bài viết sau để tìm câu trả lời cho vấn đề trên.
1. Giải đáp trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì: Những chứng bệnh thường gặp ở bé
Đau bụng là một trong những dấu hiệu rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong trường hợp những cơn đau chỉ thoáng qua một chút và cường độ đau không đáng kể, bạn có thể không cần lo lắng. Thế nhưng, đối với trường hợp những cơn đau bụng dưới rốn ở bé cứ tái đi và tái lại với cường độ ngày một tăng, bé đang có khả năng cao mắc phải một trong số nhiều bệnh lý sau.
Rối loạn tiêu hóa
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng đau bụng dưới rốn ở trẻ. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như đau âm ỉ vùng bụng dưới rốn và thỉnh thoảng sẽ có những cơn đau siết quặn lên. Bên cạnh đó, bé sẽ gặp thêm một số triệu chứng khác như khó tiêu, đầy hơi, bụng căng chướng và rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón...)
Thời gian bệnh rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài từ 1 đến 4 ngày và có thể tự khỏi tại nhà nếu mẹ biết chăm sóc. Để giúp bé mau chóng khỏi bệnh, bạn có thể mua men vi sinh cho bé uống và mỗi ngày tăng cường bổ sung nước cũng như chất điện giải cho bé.
Ngộ độc thực phẩm
Trẻ bị đau bụng dưới rốn còn là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, xảy ra do các tác nhân như vi sinh vật, hóa chất độc hại
Khi bé bị ngộ độc thực phẩm, bé sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ (từ 38 độ đến 39 độ), bụng dưới đau quặn và tiêu chảy nhiều lần, bụng chướng, đầy hơi, thậm chí nôn ói... Tuy có những triệu chứng tương tự như rối loạn tiêu hóa, nhưng chứng ngộ độc thực phẩm không thể tự khỏi tại nhà mà phải có điều trị của bác sỹ. Rất nhiều cha mẹ chủ quan đã không đưa con đến khám và dẫn đến bé bị suy nhược cơ thể quá độ, suy đa tạng...
Đau bụng dưới do giun sán
Theo các nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cho thấy: có đến 80% trẻ em ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi đều bị giun sán hay các loại ký sinh khác xâm nhập, tỷ lệ trẻ bị giun sán ký sinh cao hơn người trưởng thành khoảng 25%.
Để lý giải cho hiện tượng trên, các bác sỹ cho rằng: trẻ em do chưa có ý thức vệ sinh nên có thói quen đưa các vật dụng hoặc tay chân vào miệng, chính hành động này đã tạo điều kiện cho trứng giun sán bên ngoài môi trường đi vào hệ tiêu hóa và ký sinh lại trong cơ thể bé.
Khi bị nhiễm giun sán, bé sẽ thường có các cơn đau bụng dưới rốn và quanh vùng rốn thường xuyên, mỗi cơn đều đau quặn. Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị nôn ói nhiều lần.
Chứng lồng ruột ở bé
Nếu bé có một số biểu hiện như đau bụng dưới rốn quằn quại và dữ dội đến mức toát mồ hôi, quấy khóc liên tục, cơn đau đặc biệt nặng nề sau khi ăn hay sau khi vận động... có khả năng cao bé bị bệnh lồng ruột.
Bệnh lý này mang tính cấp tính, thường xảy ra ở đối tượng là bé bụ bẫm và có tỷ lệ mắc ở bé trai cao hơn nhiều so với bé gái. Trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi là thời gian bé dễ gặp phải chứng bệnh này nhất. Khi bé bị bệnh này, phụ huynh cần ngay lập tức đưa bé đến khám bác sỹ để có giải pháp điều trị kịp thời, tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
2. Ba mẹ cần làm gì khi bé bị đau bụng dưới rốn?
Nguyên tắc lớn nhất khi chăm sóc con dành cho ba mẹ luôn được bác sỹ nhắc đi nhắc lại chính là: bạn tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ cơn đau nào ở bé dù là nhỏ nhất. Trẻ càng nhỏ lại càng dễ bị đe dọa sức khỏe bởi lúc này hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị đau bụng dưới rốn, bạn cần đưa bé đến bác sỹ để xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý một số điều như:
- Khi chưa có chỉ định từ bác sỹ, ba mẹ tuyệt đối không được cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào (trừ trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa thì có thể cho bé uống men vi sinh).
- Đưa bé đến tái khám định kỳ theo dặn dò của bác sỹ và cho bé uống thuốc đúng theo liều lượng trong đơn (không được tự ý thêm liều/bớt liều).
- Chú ý chăm sóc bé, cung cấp đầy đủ khoáng chất – vitamin và dinh dưỡng để tăng sức đề kháng ở bé, để bé nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh.
Qua bài viết này, hẳn bạn đọc đã có đáp án cụ thể hơn cho câu hỏi “trẻ bị đau bụng dưới rốn là mắc bệnh gì?” Đây là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh. Để chắc chắn nhất về tình trạng sức khỏe của bé, bạn vẫn nên đưa bé đến khám bác sỹ. Ngoài ra, hãy chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hàng ngày để giúp bé cải thiện tình trạng trên.
Xem thêm:
- Tại sao trẻ em lại bị răng mọc lệch?
- Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi có biểu hiện gì?
- Dậy thì sớm là gì? Sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì?