Trẻ bị bong da chân cần điều trị tại nhà như thế nào?

Làn da của trẻ em vô cùng mỏng manh và dễ bị tổn thương. Da bé dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng của thời tiết, một trong số những hiện tượng bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng bong da chân. Chắc hắc bố mẹ sẽ cảm thây vô cùng lo lắng cho làn da bé đúng không nào, vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này và một số cách điều trị bệnh tại nhà cho bé

Trẻ bị bong da chân cần điều trị tại nhà như thế nào? Trẻ bị bong da chân cần điều trị tại nhà như thế nào?

qua bài viết sau đây của HoiBenh.

Bong da chân là gì?

Bong da chân là chứng làn da bị khô, tróc vẩy, nứt và bong ra từng mảng mỗi ngày, thường là ở dưới bàn chân

Nguyên nhân hiện tượng bong da chân ở trẻ em

  • Trẻ mẫn cảm với các loại hóa chất có trong sữa tắm, dầu gội, dầu massage, xà phòng rửa tay. Tuy nhiên, hầu hết những trẻ bình thường không bị bong tróc da bởi các loại hóa chất này, chỉ có những trẻ có cơ địa dị ứng mới hay gặp tình trạng này.
  • Trẻ thiếu vitamin C cũng được coi là 1 trong những nguyên nhân gây bong tróc da tay, da chân.
  • Trẻ bị nấm da do môi trường sống, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới bệnh nấm và bong tróc da tay chân.

vicare.vn-tre-bi-bong-da-chan-can-dieu-tri-tai-nha-nhu-the-nao-body-1

  • Nếu trẻ bị bong tróc da kèm theo ngứa thì có thể trẻ bị chàm nhẹ do dị ứng thức ăn.
  • Ngoài ra trẻ cũng có thể bị bong tróc da tay, da chân khi bị viêm da cơ địa.

Mỗi tình trạng bệnh đều có biện pháp điều trị khác nhau và trong mỗi giai đoạn khác nhau của một bệnh thì hướng xử trí cũng có thể thay đổi. Vì vậy, để có hướng điều trị thích hợp, bạn có thể đưa bé đến khám tại bệnh viện hoặc một cơ sở chuyên khoa để có được thông tin chi tiết, chính xác hơn.

Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị bong da chân

Bong da chân nhẹ thường chỉ gây ra ngứa ngáy, tuy nhiên có nhiều trường hợp trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Làn da bị nứt, hở, loét; gây đau và chảy máu.
  • Nhiễm trùng lây lan.
  • Viêm mô tế bào.
  • Sẹo hoặc thay đổi vĩnh viễn cấu trúc làn da.
  • Đổi màu da.
  • Ung thư da (hiếm gặp ở trẻ em)
  • Viêm da thần kinh bì.

Cách điều trị tình trạng bong da chân cho bé tại nhà

Sữa mẹ

Nếu mẹ cảm thấy lo lắng với những phương pháp từ bên ngoài thì có thể dùng sữa mẹ. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và vitamin rất tốt cho làn da bé nên trị nẻ, trẻ bị khô da cực hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cũng chỉ bôi từ 15 - 20 phút rồi lau sạch bằng khăn ấm.

Mật ong

Chắc hẳn nhiều mẹ tò mò và cảm thấy nghi ngờ khi dùng mật ong trị bong da chân cho con? Vậy thì các mẹ hãy thử ngay để thấy được công dụng tuyệt vời của mật ông nhé. Bởi trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bẻ khỏe mạnh.

vicare.vn-tre-bi-bong-da-chan-can-dieu-tri-tai-nha-nhu-the-nao-body-2

Dầu dừa

Nhắc đến những phương pháp trị bong da chân không thể không nhắc đến dầu dừa, loại thuốc tự nhiên trị khô nẻ, bong da tuyệt vời. Dầu dừa giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng thẩm thấu vào da.

Bột yến mạch

Bạn cũng có thể hòa trực tiếp bột yến mạch (đã nghiền nhỏ) vào nước tắm ấm cho bé. Dùng nước trong bồn tắm cho bé và ở những vị trí trẻ có triệu chứng, mẹ dùng một miếng vải hoặc khăn mặt mềm thấm nước tắm đắp lên.

Đây là cách hiệu quả giúp làm dịu da ngứa ngáy vì khô nẻ cũng như tình trạng bong da chân của bé. Lưu ý các mẹ không đặt miếng vải vào các khu vực như miệng, mắt, mũi bé.

Nước

Cho bé uống đủ nước, nước rất cần cho da nhất là vào lúc thời tiết hanh khô, chuyển giao mùa. Nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng nếu để bé trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ. Cho bé ăn hoặc uống những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, táo... sẽ rất tốt cho làn da của bé tránh tình trạng bong da chân.

Những lưu ý khi chữa bong da chân cho bé

  • Tránh cho trẻ sử dụng những loại xà phòng, chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh. Có thể thay bằng các loại lá cây, thảo dược trong khi tắm.
  • Tránh gãi mạnh khi tắm rửa, vệ sinh. Nên massage bằng tinh dầu như ô liu,... để giữ ẩm cho da.
  • Vệ sinh sạch sẽ bàn chân: lau mồ hôi chân, rửa nước sạch.
  • Tránh để trẻ đi chân trần ngoài đường nắng, những khu vực mất vệ sinh,...
  • Lựa chọn tất và giầy phù hợp, vệ sinh sạch sẽ chúng trước khi sử dụng.
  • Sử dụng một số loại bột khô rắc vào trong giày để giảm độ ẩm.
  • Bôi một số loại thuốc, kem lên chân nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc dùng thuốc uống như fluconazole, itraconazole.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để bé có sức đề kháng tốt.

Trẻ bị bong da chân thường phải được điều trị lâu dài. Rất nhiều trường hợp vẫn không khỏi mà trở thành một phần quen thuộc trên cơ thể. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bé yêu.

Hồng Nhung