Trẻ bị bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Tùy vào mức độ phát triển của các triệu chứng và sức khỏe của trẻ mà thời gian khỏi bệnh tay chân miệng có thể khác nhau... Vậy, trẻ bị bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời cho câu hỏi này.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Trẻ bị bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Hiện nay, Bệnh tay chân miệng đang ngày càng có xu hướng lan rộng đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, nên các cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Bệnh tay chân miệng là bệnh do 1 số loại virus gây ra ( phổ biến nhất là virus coxsackie ). Thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ từ 5 – 10 tuổi ít gặp hơn và hiếm khi xuất hiện ở trẻ thiếu niên hoặc người lớn.

Bệnh tay chân miệng được chia thành bốn cấp độ lớn. Cấp độ 1 là phổ biến nhất cũng như nhẹ nhất và có thể tự chăm sóc chữa trị tại nhà. Từ cấp độ 2 đến cấp độ 4, tay chân miệng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cần được nhập viện để cho các bác sĩ có chuyên môn theo dõi chuyển biến của bệnh. Bệnh tay chân miệng mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng 1 số trẻ có thể bị biến chứng ( hiếm gặp ) gây ra viêm màng não, viêm não hay viêm tim...

Trẻ bị bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tay chân miệng mà hầu hết các biện pháp chăm sóc hoặc dùng thuốc đều chỉ xoay quanh chữa trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng là chính. Nếu trẻ bị tay chân miệng và thuộc cấp độ 1, bạn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà.

Các triệu chứng của tay chân miệng thường xuất hiện sau khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi nhiễm virus. Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 khỏi bệnh sau từ 7 - 10 ngày tính từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện ( thường là sốt nhẹ ).

Tùy vào mức độ tiến triển của những triệu chứng mà thời gian khỏi bệnh có thể sẽ dài hơn.

Nếu biến chứng xuất hiện, ngoài chữa trị tay chân miệng, các bác sĩ cũng cần chữa trị các biến chứng như 1 bệnh hoàn toàn mới nên thời gian nằm viện của trẻ sẽ có thể lâu hơn nữa.

vicare.vn-tre-bi-benh-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-body-1

Virus tay chân miệng tồn tại trong bao lâu?

Thời gian khỏi bệnh không giống với thời gian lây bệnh.

Khi trẻ được chẩn đoán là khỏi bệnh tay chân miệng, có nghĩa là virus sẽ không ảnh hưởng đến trẻ nữa, nhưng không có nghĩa là nó đã được tiêu diệt hoàn toàn.

Virus gây ra bệnh vẫn tồn tại trong đường hô hấp ( mũi, miệng và phổi ) từ khoảng 1 – 3 tuần sau khi trẻ đã được xác định là khỏi bệnh hoàn toàn.

Nó cũng tồn tại trong phân của trẻ sau đó vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm virus sang những đứa trẻ khác ngay cả khi mà đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh chân tay miệng

Thời gian ủ bệnh là trong khoảng thời gian virus tích tụ và hoạt động để bắt đầu gây ra các triệu chứng của bệnh. Đối với tay chân miệng, thời gian này thường là từ khoảng 3 – 7 ngày. Gần như không thể phát hiện ra khi nào thì trẻ bị nhiễm virus và trẻ có đang trong giai đoạn ủ bệnh hay không? Chỉ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện thì mới có cơ sở nhất định để xác định tình trạng bệnh.

Các giai đoạn phát triển của bệnh chân tay miệng bao gồm:

  • Ủ bệnh ( nhiễm virus ) khoảng từ 3 đến 7 ngày.
  • Sốt nhẹ kèm theo đau họng, chán ăn, bỏ bú, tiêu chảy, mệt mỏi ... khoảng 1 đến 2 ngày.
  • Phát ban tại các vị trí điển hình như ở bàn tay, bàn chân, bên ngoài và bên trong khoang miệng, cũng có thể phát ban ở vùng mông hoặc bộ phận sinh dục ở trong thời gian từ khoảng 1 đến 2 ngày tiếp theo.
  • Các nốt phát ban tiến triển thành những vết loét gây đau đớn khó chịu đặc biệt khi nó xuất hiện ở trong khoang miệng. Thời gian các vết loét phát triển đến khi đóng vảy thường là vào khoảng từ 2 – 3 ngày.
  • Khi các vết loét xuất hiện trong khoang miệng, cần phải chú ý để chọn các loại thực phẩm tốt cho trẻ bị tay chân miệng, tránh gây ra đau đớn khó chịu trong khi vẫn có thể đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
  • Sau khi các vết loét đóng vảy, cần phải thêm từ 3 – 5 ngày để các triệu chứng thuyên giảm dần cũng như khỏi hoàn toàn. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn lui bệnh.
  • Các triệu chứng bất thường bao gồm sốt cao, co giật, mê sảng, mất nước nghiêm trọng, nôn liên tục, ... có thể xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 và nó là các dấu hiệu báo trước bệnh tay chân miệng có nguy cơ gây ra biến chứng.

Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường như trên, cần đưa trẻ đi cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức.

Các loại thuốc có thể dùng chữa trị tay chân miệng ở trẻ em

vicare.vn-tre-bi-benh-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi-body-2

Bạn không được dùng thuốc khi chưa có hiểu biết rõ ràng về tác dụng cũng như tương tác của thuốc. Đặc biệt là khi người bị bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh tay chân miệng không cần dùng thuốc cũng có thể được khỏi hoàn toàn. Chỉ dùng thuốc trong các trường hợp xuất hiện triệu chứng của bệnh gây đau đớn và khó chịu nghiêm trọng.

Các loại thuốc không cần kê đơn có thể dùng chỉ bao gồm 1 số loại dưới đây:

  • Thuốc dùng qua đường uống: Giảm đau bằng Paracetamol ( đối với trẻ trên 3 tháng tuổi ) và ibuprofen ( đối với trẻ trên 6 tháng tuổi ).
  • Thuốc bôi ngoài da: dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như là xanhmethylen, milian,... và niêm mạc như kamistad, zytee,...

Bạn có thể tắm và cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng để giúp thúc đẩy làm lành vết loét.

Xem thêm:

  • Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
  • Cách nhận biết và xử lý khi bé bị bệnh tay chân miệng