Trẻ bị bệnh nấm lưỡi mẹ phải làm sao?

Nấm lưỡi là vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi. Trẻ mắc bệnh thường biếng ăn, quấy khóc, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Và câu hỏi mà hầu hết các bà mẹ đều muốn tìm ngay lời giải đáp, chính là phải làm sao để giúp con mình khắc phục tình trạng này.

Trẻ bị bệnh nấm lưỡi mẹ phải làm sao? Trẻ bị bệnh nấm lưỡi mẹ phải làm sao?

Nấm lưỡi là vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé dưới 1 tuổi. Trẻ mắc bệnh thường biếng ăn, quấy khóc, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Và câu hỏi mà hầu hết các bà mẹ đều muốn tìm ngay lời giải đáp, chính là phải làm sao để giúp con mình khắc phục tình trạng này. Để có thể hiểu hơn về thắc mắc này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thêm về bệnh này cũng như cách trị và phòng tránh bệnh nấm lưỡi cho trẻ hiệu quả nhất.

Nấm lưỡi ở trẻ là gì?

Bệnh nấm lưỡi hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi, là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này ở trẻ chính là nấm candida albicans.

Do trẻ nhỏ không uống nước tráng miệng sau khi bú hoặc ăn xong, ngoài ra khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.

Ban đầu chỉ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi, đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Thêm nữa, những người bị nhiễm HIV, ung thư...có sức đề kháng kém hay dùng thuốc kháng sinh cũng sẽ dễ mắc bệnh nấm lưỡi.

Trẻ bị bệnh nấm lưỡi thường mất cảm giác ngon miệng khi ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn, khiến trẻ đau nhức, khó chịu, bỏ bú và quấy khóc... làm cho bố mẹ cực kỳ xót con. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi, nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm.

vicare.vn-tre-bi-benh-nam-luoi-me-phai-lam-sao-body-1

Trẻ bị nấm lưỡi mẹ phải làm sao?

Nấm lưỡi là bệnh có thể dễ dàng quan sát và nghi ngờ, khi thấy lưỡi bé có những dấu hiệu bất thường. Và để khắc phục dứt điềm tình trạng này, các mẹ cần phải lưu ý nhiều vấn đề.

Theo như chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết – Chuyên mục Các mẹ cần biết của Sức khỏe và đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế thì: Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc dùng dung dịch iod povidin 1% để súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó lau miệng và lưỡi cho bé.

Khi bé bị nặng hơn một chút, mẹ nên dùng các loại thuốc chữa nấm lưỡi như Nystatin, Miconnazol cho bé và cần phải có sự đồng ý của bác sĩ.

Theo kinh nghiệm, nhiều người thường sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi, tuy nhiên trong mật ong có nhiều độc tố botulium, tác động lên dây thần kinh cơ, gây liệt. Nếu ngộ độc nặng có thể nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Vì vậy, các bậc cha mẹ không được cho bé dùng mật ong cũng như đánh tưa bằng mật ong. Nếu trẻ mắc bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể. Do bệnh dễ tái phát, nên cần phải điều trị bằng cách phối hợp với những biện pháp khác như: vệ sinh răng miệng, tăng cường sức khỏe cho trẻ.

vicare.vn-tre-bi-benh-nam-luoi-me-phai-lam-sao-body-2

Phòng tránh nấm lưỡi cho trẻ

Bất cứ một bệnh lý nào cũng vậy, điều đầu tiên là nên phòng bệnh hơn điều trị bệnh. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho con bằng cách:

- Các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách và thường xuyên sau mỗi lần cho bé bú hoặc ăn dặm.

- Với trẻ sơ sinh, cần dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé.

- Với trẻ lớn cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng và súc miệng sau mỗi khi ăn.

- Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi bú, ăn bột cũng là cách vệ sinh cho bé.

- Hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi...

Xem thêm

  • Những căn bệnh về lưỡi ở trẻ và cách khắc phục
  • Kiểm tra lưỡi mỗi ngày để sớm phát hiện căn bệnh mình đang gặp phải