Trẻ bị bệnh chân tay miệng có tắm được không?
Thời tiết giao mùa là lúc các bé dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,... đặc biệt là bệnh chân tay miệng. Để bé nhanh khỏi bệnh thì việc chăm sóc bé đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Vậy trẻ bị tay chân miệng có được tắm không? Mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào? Sau đây HoiBenh sẽ trả lời giúp các mẹ qua bài viết này.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng có tắm được không?
Thời tiết giao mùa là lúc các bé dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,... đặc biệt là bệnh chân tay miệng. Để bé nhanh khỏi bệnh thì việc chăm sóc bé đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Vậy trẻ bị chân tay miệng có được tắm không? Mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào? Sau đây HoiBenh sẽ trả lời giúp các mẹ qua bài viết này.
Bệnh chân tay miệng là bệnh gì?
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người này qua người khác, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành.
Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.
Trẻ bị tay chân miệng mới đầu chỉ bị ngứa ngáy, sau đó nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến lở loét. Thậm chí có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong.
Trẻ bị bệnh chân tay miệng có tắm được không?
Khi trẻ bị tay chân miệng, xung quanh người sẽ xuất hiện các mụn nước. Sau 7 - 10 ngày, các loại mụn này bắt đầu khô lại. Nhiều người lo lắng rằng nếu các mụn nước bị vỡ thì bé dễ bị nhiễm trùng nên hạn chế chạm vào để không làm chúng bị vỡ. Vì thế cha mẹ cũng nghĩ rằng cần kiêng nước cho bé luôn. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc không cho các nốt mụn bị vỡ là đúng tuy nhiên việc kiêng tắm cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì hoàn toàn sai lầm bởi nếu không cho bé tắm, các loại vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện để phát triển, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Điều quan trọng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng đó là các mẹ hãy luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé. Khi được giữ gìn vệ sinh, sức đề kháng của trẻ sẽ được tăng lên, giúp chống lại các virus gây bệnh. Vì thế mẹ cần phải tắm rửa sạch sẽ cho bé để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Khi tắm cho trẻ, cha mẹ tắm cho bé ở nơi kín đáo, tránh gió lùa vì bé cần phải kiêng gió. Tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng xà phòng sát khuẩn nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn gây bệnh
Bệnh chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
Các mẹ cần biết rằng, bệnh chân tay miệng hiện hay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng ngừa, các thuốc điều trị hiện nay chủ yếu là để hỗ trợ triệu chứng. Ví dụ như bị tay chân miệng sẽ đi kèm với sốt, lúc này mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt sớm để ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
Nếu bé đau, khó chịu do các vết loét ở miệng thì dùng các thuốc bôi, vừa để sát khuẩn vừa để giảm đau. Thể nặng thì sẽ dùng các phương pháp điều trị đặc biệt như dùng Globulin miễn dịch... Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Đối với những bé bị tay chân miệng thông thường, bố mẹ kịp thời phát hiện và chăm sóc tốt thì trẻ sẽ khỏi trong vòng 5 – 10 ngày. Bé có thể sẽ được chỉ định điều trị triệu chứng và hỗ trợ bằng ăn uống, bổ sung vitamin...
Mẹ cần chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng như thế nào?
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé
- Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần thực hiện cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh.
- Mẹ chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn.
- Rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Việc làm này cần được duy trì ngay cả khi bé đã khỏi bệnh để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh.
- Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo, chăn màn... của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
- Tiệt trùng các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ như thìa, bát,...