Trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy phải làm sao?
Trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ: khiến trẻ sợ đồ ăn, lười ăn dặm
Trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy phải làm sao?
Ăn dặm là một trong những bước quan trọng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, do là bước để trẻ là quen với các loại thực phẩm khác, nên rất nhiều trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
1. Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy khi bắt đầu ăn dặm là sức đề kháng của trẻ giảm do thói quen ăn uống thay đổi. Trong giai đoạn đầu của ăn dặm, việc thay đổi sữa mẹ bằng các loại thực phẩm khác có thể khiến cho thức ăn nạp vào cơ thể trẻ không được tiêu hóa hết hoàn toàn, là môi trường cho các loại vi khuẩn về đường tiêu hóa sinh sản và phát triển. Chính điều này làm trẻ đau bụng, tiêu chảy, nôn ọe, lười ăn... ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ.1. Phòng ngừa trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy
2. Phòng ngừa trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy
Để phòng ngừa trẻ bị đau bụng, tiêu chảy trong thời gian ăn dặm, bạn nên tuân theo những quy tắc đã được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra như sau:
- Thời gian ăn dặm: Thời gian có thể cho trẻ bắt đầu ăn dặm là trẻ trên 6 tháng tuổi. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên hoàn toàn cho trẻ bú sữa mẹ.
- Lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ: Thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất nhạy cảm phản ứng không kịp, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho trẻ cũng rất quan trọng. Nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ để cho trẻ ăn dặm.
- Thực đơn ăn dặm đủ chất: Nên cân bằng 4 loại chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của trẻ, bao gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất khoáng.
- Nên sử dụng thực phẩm giàu Probiotics: Trong thời gian đầu cho trẻ ăn dặm nên chọn những thực phẩm giàu Probiotics như: bột ngũ cốc ăn dặm, bột ăn dặm... Những loại thực phẩm này thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ, dễ tiêu hóa đồng thời cũng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, góp phần làm tăng khả năng miễn dịch của trẻ.
3. Một số lời khuyên của bác sĩ về việc ăn dặm của trẻ
Trả lời trên vicare.vn, bác sĩ Nguyễn Hữu Thanh cho biết “bắt đầu từ tháng thứ 4 hãy cho bé tập làm quen với các thức ăn khác sữa bằng cách: cho bé làm quen với không gian ẩm thực gia đình, cho bé nằm cùng phòng ăn để bé ngửi mùi thức ăn, thỉnh thoảng cho bé bút thìa, đũa đã tẩm thức ăn mặn của người lớn, thỉnh thoảng cho uống nước rau, nước thịt hầm, nước súp, mút miếng thịt hầm nhừ, cọng rau... Từ tháng thứ 5, thỉnh thoảng cho bé ăn dần các bột ăn dặm nấu loãng, tăng dần lượng và độ đậm đặc”.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ cũng trao đổi trên vicare.vn về thực đơn ăn dặm cho trẻ, giúp trẻ tập làm quen dần với các loại thực phẩm, phòng tránh hiện tượng đau bụng và tiêu chảy khi ăn dặm.
- Tập cho bé ăn bột: Nên bắt đầu với bột loãng với 1-2 bữa/ngày, nấu theo tỷ lệ: 2 thìa café bột say nhuyễn : 200ml nước lọc : 1 thìa café tôm xay (hoặc thịt xay, nửa lòng đỏ trứng gà hoặc 2 quả trứng cút) : 1 thìa dầu ăn : 1 thìa rau xay nhỏ (dầu ăn và rau xay nên cho vào bột lúc gần chín). Bác sĩ Huệ cũng khuyên các mẹ không nên cho mì chính vào khẩu phần ăn dặm của trẻ vì mì chính không tốt cho đường tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ uống nước hoa quả: Có thể cho bé uống nước hoa quả 2 – 3 lần/ngày để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nên thay đổi các loại hoa quả cho bé uống, từ đó nắm được khẩu vị bé thích loại quả nào, không thích nào quả nào.
Trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ: khiến trẻ sợ đồ ăn, lười ăn dặm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển, thậm chí có thể bị suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, cha mẹ trẻ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm, tránh những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.