Trẻ 6 tháng ngủ ít có sao không?
Hạnh phúc của mỗi người mẹ là nhìn thấy con yêu ăn ngon, ngủ ngon. Thế nhưng nhiều trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng giấc ngủ khá thất thường. Vậy trẻ 6 tháng ngủ ít có sao không? Vì sao trẻ 6 tháng tuổi lại thường ngủ ít hơn những giai đoạn khác?
Trẻ 6 tháng ngủ ít có sao không?
Đặc điểm của trẻ 6 tháng tuổi là bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, có thể ăn bột, cháo hoặc sữa công thức. Giai đoạn này nhiều trẻ còn có biểu hiện thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bắt đầu tăng cân chậm.
Trẻ chỉ được 6 tháng tuổi nên không có khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ, trẻ chỉ có thể nói lên mong muốn, khó chịu hoặc sợ hãi thông qua tiếng khóc.
Vì sao trẻ 6 tháng tuổi ngủ ít?
- Do bé đang bước vào giai đoạn phát triển: Giai đoạn này trẻ phát triển, trẻ thức nhiều hơn, không ngủ nhiều như giai đoạn sơ sinh. Giai đoạn này kéo dài từ 6-8 tuần, đánh dấu các mốc của tháng thứ 3,6,9. Trong giai đoạn này nên các mẹ nên tăng lượng sữa buổi tối, tăng khẩu phần ăn cho bé trong các bữa ăn hàng ngày. Như vậy sẽ hạn chế bé thức đêm, đòi ăn và đòi mẹ dỗ dành, âu yếm.
- Đã đến giờ bé thức giấc: Sau 6h sáng trẻ có thể thức dậy bất cứ lúc nào và mẹ không cần lo lắng. Nếu đánh thức con dậy sớm vì dễ gây ra hiện tượng gắt ngủ. Các mẹ nên theo dõi chu trình thói quen ngủ hàng ngày để điều chỉnh.
- Do bé bị đầy hơi: Đây cũng là lý do lý giải vì sao trẻ 6 tháng tuổi thường ngủ ít hơn. Từ tháng 3 trở đi, trẻ dễ bị đầy hơi. Lúc này mẹ hãy bế bé lên, để đầu của bé tựa vào vai mình, vuốt nhẹ dọc lưng bé để hơi từ dạ dày thoát ra. Đồng thời các mẹ nên cho trẻ ăn cách bữa 2-3h/lần. Không nên cho trẻ ăn dồn dập, bữa ngắn, trẻ dễ đầy hơi, trướng bụng.
- Do không gian quá ồn ào: Mặc dù khi trong bụng mẹ trẻ đã được làm quen với tiếng ồn nhưng việc độ ồn, tiếng động quá lớn bé sẽ khó chịu. Mẹ nên hạn chế những tiếng động quá lớn, đặc biệt khi bé đang chìm dần vào giấc ngủ. Hãy cho trẻ nghe một bản nhạc nhẹ, êm dịu để ru bé ngủ.
- Do ánh sáng xung quanh quá mạnh: Từ 6 tháng tuổi trở đi, cơ thể trẻ bắt đầu sản sinh ra hormone melatonin để thích ứng với ánh sáng, trẻ dễ dàng cảm nhận được ánh sáng thức dậy bất cứ đồng hồ của bạn đang chỉ khung giờ ngủ hay thức. Nên dùng tấm rèm tối màu để che chắn ánh sáng ngoài trời. Đồng thời nên để một chiếc đèn mờ trong phòng để bạn cảm thấy dễ chịu, tránh cảm giác sợ hãi.
- Do chỗ nằm không thoải mái: Các mẹ hãy chú ý chỗ ngủ của trẻ luôn gọn gàng, sạch sẽ dù bé nằm nôi, cũi hoặc giường. Nên dùng chăn mỏng cho bé yêu để trẻ có cảm giác bao bọc như trong bụng mẹ, ngủ sâu giấc hơn, không bị giật mình. Khi trẻ được 1 tuổi, mẹ nên kê gối để bé cảm thấy dễ chịu, nhưng chú ý để tránh bé bị nóng, vã mồ hôi.
- Ngày hoạt động chơi, thức quá nhiều khiến bé 6 tháng ngủ ít.
- Do thiếu canxi: Cơ thể bé bị thiếu canxi thì hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương, quá trình chuyển hóa từ tryptophan sang melatonine – một hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh, thư giãn não, tạo giấc ngủ sâu bị ức chế. Vì thế trẻ 6 tháng ngủ ít, giật mình, quấy khóc.
- Ngoài ra trẻ 6 tháng ngủ ít, ngủ không ngon giấc có thể là do khó thở, ngạt mũi, thời tiết khô hanh, bỉm bị ướt.
Trẻ 6 tháng ngủ ít có sao không?
Trẻ 6 tháng ngủ ít có sao không? Đây là vấn đề lo lắng của các bà mẹ. Bé từ sơ sinh đến 1 tuổi, ngủ khoảng vài giấc ngắn ít nhất là 2 giấc/ngày vào buổi sáng và buổi trưa. Nhiều bé có thêm giấc ngủ vào buổi chiều muộn, giấc ngủ này khoảng 3 tiếng trở lên.
Thế nhưng có những đứa trẻ ngủ ít hơn giai đoạn này. Trẻ 6 tháng ngủ ít có thể xuất phát từ một số nguyên nhân có liên quan tới sức khỏe của trẻ như: do trẻ thiếu can xi, bé bị đầy hơi, sưng lợi mọc răng hoặc một số nguyên nhân khác.
Nếu trẻ 6 tháng ngủ ít hơn 2 giấc/ngày trong một thời gian dài, các mẹ nên đưa trẻ đi khám để yên tâm hơn.
Trẻ 6 tháng ngủ ít mẹ phải làm gì?
Nếu trẻ ngủ ít thì các mẹ có thể áp dụng biện pháp dưới đây để trẻ ngủ ngon hơn và không bị quấy khóc:
- Đi ngủ nên tắt đèn: Bóng tối sẽ giúp cơ thể giải phóng hormone melatonin, dễ gây buồn ngủ cho trẻ, trẻ ngủ sâu hơn, dài hơn và tăng trưởng. Anh sáng đèn lớn sẽ kìm chế sự sản sinh ra melatonin, đèn ngủ quá sáng làm ức chế hoạt động của tế bào, bé dễ trở mình, chậm phát triển.
- Tạo nề nếp sinh hoạt ăn ngủ cho trẻ thật đúng giờ: Gia đình cần hỗ trợ để hình thành nếp ăn ngủ sinh hoạt. Ngủ đúng giờ sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, không bị buồn ngủ quá mà ngủ quá giấc. Lúc này mẹ cần kiên trì.
- Tuyệt đối không nói chuyện với trẻ khi trẻ thức đêm: Nhiều cha mẹ thấy con tỉnh giấc, họ nói chuyện, vỗ về rồi ngủ tiếp. Nhưng điều này khiến trẻ tỉnh táo hơn, không còn tập trung ngủ. Và nếu hiện tượng này nhiều lần sẽ tạo thói quen thức giấc cho trẻ.
- Phòng ngủ, giường ngủ phải luôn sạch sẽ, thoáng mát: giường và phòng ngủ của trẻ cần sạch sẽ, thông thoáng. Không nên để quá nhiều đồ lên giường của trẻ. Nhiệt độ lí tưởng phòng ngủ là 27-28 độ C. Bé ngủ cần không gian yên tĩnh.
- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Khi bé có cảm giác này, bé sẽ ngủ sâu hơn. Các mẹ nên dành thời gian kể chuyện, massage, cho trẻ tắm bằng nước ấm, trước khi ngủ.
- Xoa dịu cơn sốt do sưng lợi mọc răng: Trẻ quấy khóc, khó chịu vì mọc răng, các mẹ hãy kiểm tra hàm của trẻ. Lúc này trong khẩu phần ăn của trẻ cần bổ sung canxi, tôm, rau xanh, trái cây, vitamin C. Có thể bôi lợi cho trẻ để trẻ đỡ ngứa, đỡ sưng tấy.
- Khi bé khóc giữa đêm: Cha mẹ có thể đợi 2 – 3 phút có khi là lâu hơn, ít vỗ về bé, không nên bế bé dậy ngay, không nên bật đèn ngay khi trẻ khóc. Như vậy trẻ sẽ không tự ngủ, tạo thói quen phải bế những lần ngủ sau.
- Cho bé ăn no vừa phải khi bé đi ngủ: Khi trẻ có biểu hiện rúc ti, đòi ăn, đừng nên cố dỗ bé vào giấc ngủ mà nên cho trẻ ăn vừa phải, trẻ sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
- Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D: Có thể bổ sung từ nguồn sữa mẹ, thực phẩm ăn hàng ngày cá, tôm, rau. Đồng thời để bé tắm nắng sớm, uống vitamin D dạng giọt, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ 6 tháng ngủ ít các mẹ không nên quá lo lắng, vì trẻ giai đoạn này dễ bị rối loạn giấc ngủ. Để bé ngủ ngon, sâu hơn mẹ nên cho trẻ ăn đủ sữa, thay bỉm, rửa sạch chân tay, đặt bé nằm ở nơi khô thoáng, ấm áp. Các mẹ nên tập cho trẻ ngủ để tạo thành thói quen.
Xem thêm:
- Trò chơi cho bé từ 6 -9 tháng tuổi phát triển trí tuệ
- Trẻ 6 tháng tuổi và những mốc phát triển quan trọng mẹ cần biết rõ
- Xử lý ra sao nếu bé dưới 6 tháng tuổi dị ứng với sữa mẹ?