Trẻ 3 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Tiêm phòng là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ để tránh được các bệnh tật. Tuy nhiên, tiêm phòng lao cho trẻ vào lúc nào? Trẻ được 3 tháng tuổi có được tiêm phòng lao không? Các mẹ hãy cùng HoiBenh xem bài viết sau để biết thêm thông tin trước khi đưa con đi tiêm phòng.

Trẻ 3 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Trẻ 3 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Khi nào tiêm phòng lao cho trẻ?

Có nhiều bà mẹ sinh con lần đầu nên không nắm rõ lịch tiêm chủng cho con và thường cho con đi tiêm phòng lao muộn và điều lo lắng nhất của họ là tiêm phòng lao muộn như vậy có được hay không? có tác dụng phụ gì không?

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ thì trẻ nên được tiêm phòng lao ngay trong tháng đầu tiên, tuy nhiên vì lý do nào đó trẻ không được tiêm đúng theo lịch tiêm chủng như trường hợp trẻ đang trong giai đoạn bị nhiễm khuẩn cấp tính, sốt cao hoặc mới trong giai đoạn hồi phục hay trẻ sinh non, sinh yếu thì không nên tiêm phòng.

Vậy tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh lúc nào nếu bé đang ở một trong những trường hợp trên? Trẻ vẫn có thể tiêm phòng lao nhưng mẹ nên cho trẻ tiêm trước 3 tháng vì tiêm phòng lao muộn thường gây ra các phản ứng phụ nặng hơn mà thường gặp nhất là nổi hạch nách bên tiêm.

vicare.vn-tre-3-thang-tuoi-co-tiem-phong-lao-duoc-khong-body-1

Khi cho trẻ tiêm phòng lao cần lưu ý gì?

Để tránh các biến chứng bà đảm bảo an toàn thì phụ huynh nên theo dõi để nhận biết rõ ràng tình trạng sức khỏe của bé. Cha mẹ cho các nhân viên y tế biết khi bé có các dấu hiệu như sốt, ho,... hay các bệnh đang mắc để được bác sĩ cân nhắc kỹ trước khi quyết định tiêm hay không.

Mẹ nên cho bé mặc quần áo đơn giản, rộng thoáng để nhân viên y tế thuận lợi trong quá trình thăm khám cũng như tiến hành tiêm phòng.

Trước khi tiêm, mẹ không nên cho bé bú quá no nhưng cũng không được để trẻ đói khi tiêm để tránh hạ đường huyết sau khi tiêm.

Sau khi tiêm, cha mẹ nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút cho đến 1 tiếng để theo dõi và phòng các biến chứng nguy hiểm xảy ra ngay sau tiêm.

Các mẹ không xát chanh hoặc đắp bất kỳ loại thuốc nào vào chỗ tiêm vì có thể gây kích thích chỗ tiêm khiến bị sưng, đau và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

vicare.vn-tre-3-thang-tuoi-co-tiem-phong-lao-duoc-khong-body-2

Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm phòng lao?

Sau khi tiêm phòng lao, đa số các bé sẽ có phản ứng ngay tại vị trí tiêm. Nốt đỏ sẽ xuất hiện ngay tại nơi tiêm và mất đi sau khoảng 30 phút.

Sau 2 tuần kể từ thời điểm tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện nốt mủ và dần hình thành vết loét cỡ bằng đầu bút chì, sau khi lành, vết loét để lại sẹo có đường kính khoảng 5mm chứng tỏ cơ thể bé đã được miễn dịch với vi khuẩn lao.

Ở một vài trẻ, mẹ sẽ thấy lo lắng khi con bị sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ không sốt cao thì mẹ chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng liều và chườm mát cho bé. Một vài trường hợp sẽ có sưng đau tại nơi tiêm thì mẹ chườm mát bằng khăn và nước sạch cho con.

Khi thấy tại nơi tiêm xuất hiện apxe, hoặc nổi hạch ở nách hay khủy tay thì khả năng bé đã bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm, lúc này mẹ không được tự ý chọc apxe mà phải đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của HoiBenh về việc tiêm phòng lao cho trẻ, hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.

Xem thêm:

  • Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng sởi được không?
  • Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?