Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi mẹ phải làm gì tại nhà?

Hệ miễn dịch của trẻ 2 tháng tuổi vẫn còn rất non yếu, do vậy bé rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe khi thay đổi thời tiết hay tác nhân gây bệnh và thường gặp nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vậy trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi thì cha mẹ nên xử lý như thế nào? Các cách chăm sóc đúng và tốt nhất cho trẻ trong trường hợp này là gì?

Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi mẹ phải làm gì tại nhà? Trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi mẹ phải làm gì tại nhà?

Dấu hiệu trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh cũng như trẻ ở khoảng 2 tháng tuổi rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết giao mùa, nguyên nhân là do lúc này hệ miễn dịch của bé vẫn chưa được phát triển một cách toàn diện. Trong đó tình trạng ho và nghẹt mũi rất hay gặp khiến mẹ vô cùng lo lắng. Các dấu hiệu có thể thay đổi tùy theo tình trạng của bé nên mẹ có thể tham khảo các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Cảm lạnh: bé ho, sổ mũi và kèm với tình trạng đau họng. Mẹ có thể thấy bé sốt nhẹ, quấy khóc và biếng ăn.
  • Cúm: bé ho, sổ mũi kèm sốt, đau họng, đau cơ thể, nôn mửa, chóng mặt, chán ăn, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi.
  • Viêm tiểu phế quản: bé ho, sổ mũi kèm nôn mửa, cơ thể có thể rơi vào tình trạng mê man, sốt, nhịp tim nhanh, bé cảm thấy khó thở.
  • Viêm phế quản: bé ho, sổ mũi kèm theo đau họng, mệt mỏi, đau ngực, nôn mửa, ớn lạnh, sốt và thở gấp.
  • Viêm phổi: bé ho, sổ mũi kèm theo đau ngực, đau cơ thể, đổ mồ hôi, ớn lạnh, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc và biếng ăn.
  • Dị ứng: bé ho, sổ mũi kèm theo mắt ngứa đỏ, phát ban, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Do bé còn rất nhỏ và chưa có khả năng biểu hiện các dấu hiệu của trong tình trạng cụ thể mà đa số bé chỉ biểu đạt được qua tiếng khóc, bố mẹ sẽ thấy có thêm các triệu chứng như: chảy nước mũi, ho, sốt, biếng ăn...
  • Nghẹt mũi khiến trẻ hạn chế việc thở bằng mũi và phải thở bằng miệng nên rất dễ gây ra tình trạng khô miệng- họng. Lúc này, không khí đi vào phổi không được làm ấm và làm ẩm, không lọc được bụi bẩn và đây chính là một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh.
  • Hơn nữa, dịch nhầy được tiết ra nhưng không được lấy đi có thể chảy xuống cuống họng, có thể gây ra tình trạng viêm mũi - họng.
  • Nghẹt mũi làm cho trẻ bú bị ngắt quãng, không bú được hơi dài vì khi đang bú thì trẻ cần oxy để thở nên phải nhả ti mẹ ra để thở. Điều này rất dễ khiến cho trẻ bị sặc sữa, nôn trớ, trường hợp xấu sữa có thể trào ngược vào phổi gây ra suy hô hấp cấp tính.
HoiBenh.vn-tre-so-sinh-bi-xep-phoi-body-1

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tháng tuổi bị ho, nghẹt mũi

Ở hầu hết các trường hợp trẻ 2 tháng tuổi có triệu chứng ho và nghẹt mũi là do bé đang gặp phải các bệnh về đường hô hấp, điển hình là các bệnh dưới đây:

  • Cảm lạnh: trẻ hai tháng tuổi rất dễ bị cảm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì lúc này cơ thể và hệ miễn dịch của bé còn rất non nớt, nên mọi sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đều có thể làm cho cơ thể bé mắc bệnh. Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi chăm sóc con ở độ tuổi này.
  • Nghẹt mũi do dị ứng: trẻ có thể bị dị ứng với một số tác nhân tồn tại ở môi trường sống hàng ngày như: phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật... Các yếu tố này cũng khiến cho trẻ bị nghẹt mũi và kèm theo hắt hơi, ngứa mắt mũi, biểu hiện nữa mà cha mẹ có thể quan sát đó là trẻ sẽ thường xuyên đưa tay lên mắt để dụi mắt.
  • Cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh làm cho bé không có khả năng chống lại các tác nhân là virus hay vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Đặc biệt trong trường hợp có thành viên trong gia đình đang mắc bệnh về đường hô hấp thì trẻ rất dễ bị lây nhiễm. Biểu hiện là mẹ có thể thấy bé mệt mỏi, quấy khóc, rét run, bỏ bú, nôn trớ...
  • Ngoài ra, nghẹt mũi có thể do trẻ đang có dị vật vướng ở trong mũi. Trường hợp này rất hiếm gặp ở trẻ 2 tháng tuổi tuy nhiên không phải là không có khả năng xảy ra. Nếu có dị vật ở trong mũi sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng khó thở, làm tổn thương niêm mạc đường thở, trẻ chảy nước mũi...

Một số trường hợp trẻ có dị tật bẩm sinh như hẹp lỗ mũi, phì đại lưỡi bẩm sinh, thiếu sản xương hàm dưới...những dị tật này khiến cho đường thở tăng tiết, khi dịch bị ùn đọng nhiều dịch sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi, thậm chí có thể suy hô hấp ngay từ khi sơ sinh.

Khi trẻ 2 tháng tuổi bị ho và nghẹt mũi thì mẹ có thể làm gì tại nhà?

Đối với trẻ 2 tháng tuổi khi gặp phải các tình trạng nêu trên thì mẹ cần cho bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất, từ đó có các phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà để hỗ trợ điều trị cũng như làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Bú sữa mẹ đầy đủ: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và dưỡng chất tốt nhất cho trẻ nhỏ. Không những vậy, sữa mẹ còn được coi như những viên thuốc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Đối với trẻ đang gặp tình trạng nghẹt mũi và ho thì mẹ nên cho bé bú đầy đủ. Vừa đảm bảo trẻ không bị mất nước, vừa cung cấp được dưỡng chất đầy đủ khi trẻ đang bị bệnh, lại vừa tăng cường được các kháng thể miễn dịch cho bé một cách đúng lúc.

vicare.vn-bieu-hien-cua-benh-suy-giap-o-tre-so-sinh-la-nhu-nao-body-1

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lí:

  • Dùng nước muối sinh lí là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho những trẻ 2 tháng tuổi đang gặp phải tình trạng nghẹt mũi. Mẹ có thể sử dụng nước muối pha sẵn bán ngoài hiệu thuốc ( nước muối sinh lí NaCl 0.9%) hoặc tự pha nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con.
  • Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ 2 tháng tuổi: mỗi lần mẹ chỉ nên nhỏ 1 giọt 1 bên mũi và không nên đưa sâu ống dẫn vào trong hốc mũi bé. Sau khi nhỏ mẹ có thể massage hai bên cánh mũi cho bé và lau sạch phần dịch chảy ra trong mũi bé. Mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ đầu vòi lọ nhỏ nước mũi, tránh làm lây nhiễm bệnh từ lần này sang lần sau.

Tắm nước ấm cho bé:

  • Tắm nước ấm cũng được coi là một phương pháp hiệu quả giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Khi được tiếp xúc với hơi nước ấm, dịch trong mũi bé sẽ được làm loãng và mũi họng sẽ có cảm giác thông thoáng khiến cho bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Làm ẩm không khí: mẹ có thể bật máy làm ẩm không khí trong phòng của bé, không khí có đủ độ ẩm có thể làm dịu cơn ho của bé, đặc biệt là vào ban đêm. Đồng thời, mẹ hãy giữ cho không gian sống của bé luôn sạch sẽ và thoáng mát, có thể đón được ánh mặt trời để cho trẻ tắm nắng lúc phù hợp, giúp tăng cường miễn dịch và loại bỏ bớt được các vi khuẩn gây hại cho bé.

vicare.vn-huong-dan-cach-tam-cho-tre-so-sinh-chua-rung-ron-cuc-nhanh-va-toan

Mách nhỏ:

  • Theo như BS.CKI. Trần Quốc Long cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, trẻ sơ sinh bị ho thì mẹ có thể vỗ rung long đờm cho bé để giúp bé dễ thở hơn. Trường hợp bé ho có đờm, mẹ có thể thực hiện động tác vỗ rung: khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống.
  • Sau khi thực hiện động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm. Nên thực hiện động tác này lúc bé đói, tốt nhất là vào buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì.
  • Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng đó là khăn mỏng, sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng...
  • Tuy nhiên, để thực hiện được những động tác này mẹ cần phải tham khảo tư vấn từ bác sĩ, được hướng dẫn cụ thể và đúng động tác. Hoặc mẹ có thể đưa con trực tiếp đến bệnh viện để thực hiện, tránh làm tại nhà vì nếu không đúng phương thức rất nguy hiểm.

Trên đây là các phương pháp giúp hỗ trợ điều trị cho bé 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi và ho tại nhà. Mẹ hãy lưu ý rằng, các lưu ý trên chỉ giúp hỗ trợ cho bé cảm thấy dễ chịu hơn chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm, vì vậy khi thấy con có các dấu hiệu không tốt về đường hô hấp thì hãy cho con đi khám bác sĩ để điều trị, tránh để bệnh trở thành mãn tính.

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm những điều gì?
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi