Trào ngược dịch mật lên dạ dày là bệnh gì?

Hiện nay trong số các vấn đề về đường tiêu hóa thì bệnh trào ngược dịch mật lên dạ dày trở nên rất phổ biến do thói quen cũng như lối sống của nhiều người hiện nay. Vậy trào ngược dịch mật dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào là hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dịch mật lên dạ dày là bệnh gì? Trào ngược dịch mật lên dạ dày là bệnh gì?

Hiện nay trong số các vấn đề về đường tiêu hóa thì bệnh trào ngược dịch mật lên dạ dày trở nên rất phổ biến do thói quen cũng như lối sống của nhiều người hiện nay. Vậy trào ngược dịch mật dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào là hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về dịch mật dạ dày

Dịch mật là loại dịch được tiết ra từ gan, màu sắc biến đổi từ vàng đến hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm (pH từ 7-7,7). Mỗi ngày dịch được tiết ra khoảng 700- 800 ml và dự trữ trong túi mật. Khi đến bữa ăn chúng sẽ được co bóp và đẩy dịch mật đi vào tá tràng.

Loại dịch này có vai trò giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các chất béo, những vitamin tan được trong dầu như A, D, E, K. Ngoài ra còn có tác dụng tăng tiết và hoạt hóa môi trường ruột, kích thích nhu động ruột và ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn lên men.

Dịch mật còn giúp loại bỏ đi bilirubin là sản phẩm thoái hóa của Hemoglobin trong hồng cầu. Bình thường ở phần cuối dạ dày có hệ thống van một chiều để giúp ngăn chặn tình trạng trào ngược lên dạ dày, nhưng vì một lý do nào đó van này không được kín sẽ làm cho dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi lên thực quản nếu tâm vị mở.

vicare.vn-trao-nguoc-dich-mat-len-da-day-la-benh-gi-body-1

2. Nguyên nhân trào ngược dịch mật lên dạ dày

  • Do căn bệnh loét dạ dày tá tràng làm hoạt động của cơ môn vị không được đảm bảo khiến cho thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày làm áp lực dạ dày tăng lên và môn vị yếu.
  • Sau khi thực hiện các phẫu thuật ở dạ dày như cắt dạ dày bán phần hay toàn phần sẽ làm cho van môn vị hoạt động không tốt và không được đóng kín nên dễ làm cho dịch mật trào ngược lên trên dạ dày.
  • Sau phẫu thuật cắt túi mật cũng có thể làm gia tăng nguy cơ trào ngược dịch mật lên dạ dày.

3. Triệu chứng của trào ngược dịch mật lên dạ dày

  • Người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng thượng vị, đây là triệu chứng thường hay gặp nhất. Có thể đau xuất hiện từng cơn hoặc đau dữ dội liên tục kèm theo cảm giác cồn cào vùng ngực và bụng trên.
  • Xuất hiện hiện tượng ợ nóng, người bệnh cảm thấy chán ăn, đắng miệng. Ngoài ra có thể có ho khan do dịch mật trào lên thực quản.
  • Nặng nề hơn có thể nôn ra chất lỏng có màu xanh vàng kèm theo cảm giác đắng ngắt vùng cổ họng. Đây là dấu hiệu gợi ý quan trọng nhất để chẩn đoán trào ngược dịch mật.
  • Bệnh nhân có thể thấy đầy bụng, tiêu hóa kém, cân nặng bị sa sút.

4. Chẩn đoán trào ngược dịch mật lên dạ dày

Để chẩn đoán chính xác trào ngược dịch mật thì nội soi dạ dày tá tràng là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán một cách chính xác. Thông qua nội soi có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp dịch mật từ tá tràng trào qua lỗ môn vị và bị ứ đọng lại từng đám ở các nếp niêm mạc thân vị. Bên cạnh đó có thể phát hiện ra những thương tổn của dạ dày, thực quản. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chỉ có thể phát hiện được tình trạng trào ngược tại thời điểm đang soi.

vicare.vn-trao-nguoc-dich-mat-len-da-day-la-benh-gi-body-2
Để chẩn đoán chính xác trào ngược dịch mật người bệnh cần tiến hành nội soi dạ dày tá tràng

5. Điều trị

Trào ngược dịch mật lên dạ dày nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến biến chứng trào ngược thực quản dạ dày, loét hay ung thư thực quản. Có hai phương pháp điều trị phổ biến hiện nay đó là dùng thuốc chữa hoặc thực hiện phẫu thuật:

Dùng thuốc:

  • Sử dụng nhóm thuốc với cơ chế làm giảm hoặc loại bỏ mật như Questran thường được dùng cho trẻ em, Colestid, Cisaprid thường được sử dụng cho người lớn. Tuy nhiên những loại thuốc này sẽ có những tác dụng phụ nhất định nên không được tự ý sử dụng mà phải có chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Đây là phương pháp còn có nhiều ý kiến trái chiều do đó không có được sử ủng hộ hoàn toàn từ các bác sĩ. Bởi vì nhiều người cho rằng loại thuốc này có thể hạn chế được lượng axit tiết ra nhưng lại làm tăng tình trạng trào ngược dịch vị.

Phẫu thuật:

  • Phương pháp antireflux: Có tác dụng phục hồi khả năng co thắt của cơ vòng thực quản giúp hạn chế axit hay dịch mật không thể trào ngược lên được. Một phần dạ dày nằm ngay thực quản sẽ được khâu lại vòng quanh cơ thắt thực quản.
  • Phương pháp Roux-en-Y: Phương pháp này không đảm bảo có thể hiệu quả hoàn toàn trong công tác chữa trị với tỷ lệ thành công từ 50- 90%. Bác sĩ sẽ dẫn ống mật nối qua cùng với hỗng tràng, do đó dịch mật sẽ đi đến hỗng tràng chứ không phải đến tá tràng như trước

6. Phòng bệnh

  • Nên chia nhỏ ra nhiều bữa ăn khác nhau và mỗi bữa ăn không nên ăn quá no.
  • Không nên nằm ngủ hay nghỉ ngơi ngay sau khi ăn xong, tốt nhất nên nằm sau khi ăn khoảng 1 tiếng và kê đầu cao hơn chân khoảng 10- 15 cm.
  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và có vị chua.
  • Hạn chế tình trạng thức khuya và stress, đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây loét dạ dày và dẫn đến trào ngược dịch mật lên dạ dày.
  • Không nên hút thuốc lá và hạn chế các đồ uống có cồn.

Xem thêm:

  • Trào ngược thực quản và trào ngược dịch mật có giống nhau không?
  • Có nên phẫu thuật khi bị trào ngược dạ dày?