Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng phải làm sao?

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều hệ quả và phiền phức, đặc biệt là chứng hôi miệng. Vậy trào ngược dạ dày gây hôi miệng như thế nào và phải làm sao để khắc phục? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu nhanh trong bài viết sau.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng phải làm sao? Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng phải làm sao?

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều hệ quả và phiền phức, đặc biệt là chứng hôi miệng. Vậy trào ngược dạ dày gây hôi miệng như thế nào và phải làm sao để khắc phục? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu nhanh trong bài viết sau.

Trào ngược dạ dày là gì? Tại sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Trào ngược dạ dày lên thực quản là định nghĩa dùng để chỉ tình trạng dịch trong dạ dày chảy ngược lên phía thực quản và quá trình này sẽ gây kích thích niêm mạc thực quản cũng như hầu họng do nhiều tác nhân như acid dạ dày, pepsin, thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Trong số nhiều hệ quả của trào ngược dạ dày, chứng hôi miệng được xem là có tỷ lệ xuất hiện cao nhất. Điều này có thể do:

Các loại vi khuẩn cơ hội

Đường tiêu hóa là môi trường sống lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn. Chúng luôn trong trạng thái chờ cơ hội để tấn công và gây hại đến sức khỏe con người. Khi trào ngược dạ dày, niêm mạc thực quản sẽ bị kích thích và xảy ra tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn, gây ra chứng hôi miệng.

Thức ăn chưa tiêu hóa hết

Khi trong dịch dạ dày còn lẫn lượng thức ăn chưa tiêu hóa xong, lượng dịch này trào ngược lên thực quản sẽ gây ra mùi hôi miệng từ bên trong và gây khó chịu cho hầu họng, thực quản.

Hôi miệng do trào ngược dạ dày - phải làm sao?

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến họ mất tự tin khi giao tiếp và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của họ. Vậy, bạn cần phải làm gì khi gặp trường hợp này?

vicare.vn-trao-nguoc-da-day-gay-viem-hong-hoi-mieng-phai-lam-sao1

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hầu hết các bệnh đường tiêu hóa đều có liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Để hạn chế tình trạng hôi miệng do bệnh trào ngược dạ dày, hãy bắt đầu từ việc thay đổi dần các thói quen sinh hoạt như sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: đánh răng hàng ngày là việc làm tiên quyết để loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm sạch lưỡi vì theo nghiên cứu, có khoảng 80% vi khuẩn gây hôi miệng sẽ trú ẩn ở vị trí này.
  • Uống nhiều nước: nước giúp điều tiết nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể, giúp miệng không bị khô, kích thích tuyến nước bọt và nhờ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, uo1ng nhiều nước cũng giúp giải quyết các mảnh vụn thức ăn hay vi khuẩn gây mùi hôi trong khoang miệng.
  • Khi ngủ nên kê cao gối: thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích: các loại chất kích thích từ nhẹ đến nặng như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, socola... đều khiến tình trạng trào ngược dạ dày nặng nề hơn và điều này cũng làm cho chứng hôi miệng thêm khó trị.
  • Không ăn đồ chua - cay – nóng, không ăn thực phẩm lên men, nhiều dầu mỡ hay thực phẩm đóng hộp.
  • Thói quen ăn uống cần được điều chỉnh: mỗi bữa, bạn không nên ăn quá no vì sẽ gây ra áp lực lớn lên dạ dày. Thay vào đó, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và hạn chế ăn khuya.

Mẹo dân gian chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày

Bên cạnh thói quen sinh hoạt, một số mẹo dân gian tại nhà cũng giúp bạn giảm bớt tình trạng hôi miệng này.

  • Bạc hà: bạc hà có tính thơm, mát, có khả năng đánh bật mùi môi do có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, khử mùi. Mỗi ngày, bạn chỉ cần giã nhuyễn bạc hà tươi và hòa với nước theo tỷ lệ 1:3, sau đó súc miệng 2 – 3 lần, mùi hôi sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Vỏ chanh tươi: trong chanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tiêu diệt vi khuẩn. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng vỏ chanh tươi để làm trắng răng, sạch miệng, khử mùi hôi. Mỗi ngày, bạn hãy nhai kỹ vỏ chanh tươi và thậm chí nuốt cả vỏ để trị hôi miệng. Bên cạnh đó, nước cốt chanh lấy được nên đem pha thêm muối để súc miệng mỗi ngày 2 lần.
  • Cam thảo: cam thảo là thảo dược đa năng trong Đông Y, có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Khi bị trào ngược dạ dày gây hôi miệng, bạn có thể sắc cam thảo lấy nước cốt để hãm với nước nóng, uống mỗi ngày hoặc nhai vài lát cam thảo để cải thiện bệnh.
  • Gừng tươi: gừng tươi là một loại thực phẩm có vị cay, ấm và mùi thơm nồng nên được ứng dụng rất nhiều trong việc trị bệnh cảm, viêm mũi, viêm xoang... và đặc biệt là trị hôi miệng. Đầu tiên, hãy đem gừng tươi rửa thật sạch và thái mỏng, bỏ vào nước sôi đến khi nguội. Sau đó, dùng nước gừng này để súc miệng mỗi ngày.ể
bạc hà

Uống thuốc theo hướng dẫn từ bác sỹ

Muốn cắt đứt hoàn toàn tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày, bạn cần phải trị tận gốc bệnh theo hướng dẫn từ bác sỹ. Một số nhóm thuốc dùng để trị trào ngược dạ dày là:

  • Nhóm thuốc kháng acid.
  • Nhóm thuốc kháng H2.
  • Nhóm thuốc PPI.

Tất cả 3 nhóm thuốc trên đều có đặc điểm chung là ức chế hoạt động tiết acid của dạ dày và đẩy nhanh quá trình làm rỗng, nhờ đó giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh đầy phiền phức này.

Bài viết trên đã giải đáp tương đối đầy đủ vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng cũng như một số giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng này là tập trung điều trị bệnh lý theo hướng dẫn từ bác sỹ. Hãy tìm đến bệnh viện để được giúp đỡ.

Xem thêm :

  • Phải làm thế nào để loại bỏ hôi miệng?
  • Nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng hôi miệng buổi sáng
  • Miệng hôi, dễ chảy máu chân răng là bệnh gì?