Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào

Khi mang bầu, sức đề kháng của chị em sẽ giảm xuống cho nên dễ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường truyền nhiễm như cảm cúm, Rubella, đặc biệt là sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên rất nhiều người quan tâm phòng tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào? Cùng Vicare tìm hiểu phương pháp phòng tránh qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào

Khi mang bầu, sức đề kháng của chị em sẽ giảm xuống cho nên dễ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh lây qua đường truyền nhiễm như cảm cúm, Rubella, đặc biệt là sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên rất nhiều người quan tâm phòng tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu phương pháp phòng tránh qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra, lây truyền sang cơ thể người thông qua đường muỗi đốt. Đây là căn bệnh được đánh giá có tốc độ lây truyền nhanh nhất thế giới. Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa, nó có thể biến thành đại dịch đe dọa sức khỏe cộng đồng, thậm chí gây tử vong.

Phụ nữ mang bầu nếu bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao kèm theo run rẩy, mệt mỏi, chảy máu chân răng, nhức đầu, đau sau hốc mắt, kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị và tiêu chảy. Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn viêm họng, đau họng, xuất tiết, đau mỏi cơ xương khớp gần giống như một số bệnh khác. Vì vậy, người bệnh rất dễ nhầm tưởng mình bị cảm cúm.

Tác hại của bệnh sốt xuất huyết với bà bầu

Sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Điều này là bởi vì khi hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo cơ hội cho virus có điều kiện phát triển, từ đó bà bầu bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.

Ngoài ra, virus này có thể truyền sang thai nhi trong thai kỳ hoặc khi sinh. Mẹ có thể cần phải mổ lấy thai nếu mắc phải sốt xuất huyết bất cứ lúc nào. Một số biến chứng xuất hiện trong thai kỳ do sốt xuất huyết gây ra bao gồm:

  • Giảm tiểu cầu: Sự sụt giảm mức độ tiểu cầu là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh sốt xuất huyết. Số lượng tiểu cầu thấp có thể đe dọa đến tính mạng cho cả mẹ lẫn con. Giảm tiểu cầu nặng có thể phát triển các biến chứng chảy máu khó cầm khi áp dụng thủ thuật gây tê màng cứng hay gây mê toàn thân trong quá trình sinh.
  • Sinh non và sinh nhẹ cân: Sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là tuần thứ 28 đến 42 của thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí tử vong nếu bị bệnh nặng.
  • Với người mẹ thì rất có thể bị tiền sản giật, làm tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ, do đó rất dễ gây tử vong cho mẹ. Ngoài ra, sốt xuất huyết ở bà bầu còn có thể gây ra hiện tượng rau bong non, phù phổi cấp cũng nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và con.
vicare.vn-tranh-sot-xuat-huyet-khi-mang-bau-bang-cach-nao-body-1
Sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là tuần thứ 28 đến 42 của thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non.

Khi bà bầu nghi mắc bệnh sốt xuất huyết nên làm gì?

Khi có những triệu chứng nghi mắc bệnh sốt xuất huyết, trước hết mẹ bầu cần bình tĩnh không nên lo lắng quá mức làm ảnh hưởng đến thai nhi nhưng cũng không được chủ quan. Vì vậy cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở chuyên khoa sản phụ hoặc chuyên khoa truyền nhiễm tại các cơ sở y tế uy tín để được xác định mức độ của bệnh, có chỉ định điều trị và lời khuyên thỏa đáng.

Tuyệt đối không được tự động mua thuốc để uống hoặc tiêm, nếu làm như vậy bệnh sốt xuất huyết không những không khỏi mà có thể nặng thêm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và cả người mẹ. Nếu bác sĩ khám bệnh cho về điều trị và theo dõi tại gia đình (tức là bệnh thuộc loại nhẹ) thì nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.

Mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lượng nước và chất điện giải bị thất thoát do sốt. Tốt nhất là uống nước oresol, uống nước gạo rang hoặc tự pha 2 thìa cà phê đường mía với 8 thìa cà phê muối ăn trong 1 lít nước, uống theo nhu cầu. Nên uống thêm các loại nước ép hoa quả tươi như nước chanh, cam, xoài, ...

Nếu sốt chưa vượt quá 38 độ thì nên giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách lau người, đắp khăn mát, nhất là vùng trán, bẹn, nách, hai bên thái dương. Nếu có chỉ định của bác sĩ cho dùng thuốc hạ nhiệt khi cần thiết thì tuyệt đối tuân thủ không tự động đổi thuốc, nhất là không được dùng thuốc aspirin hoặc sản phẩm chứa aspirin vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết và khi có xuất huyết sẽ khó cầm.

Điều quan trọng là mẹ bầu luôn luôn tự theo dõi bệnh của mình hoặc có người nhà theo dõi giúp thì khi thấy bất thường cần đến bệnh viện ngay để có những can thiệp kịp thời.

vicare.vn-tranh-sot-xuat-huyet-khi-mang-bau-bang-cach-nao-body-2
Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tránh sốt xuất huyết khi mang bầu bằng cách nào?

Bệnh sốt xuất huyết cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị, đó là một khó khăn lớn cho người thầy thuốc cũng như người bệnh, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai có nhiều nguy cơ xấu tiềm ẩn cho mẹ và con.

Vì thế, tốt nhất các mẹ nên chủ động phòng tránh sốt xuất huyết để bảo vệ bản thân mình và con yêu trong bụng.

Để phòng chống sốt xuất huyết tốt và hiệu quả nhất, đó là sự chủ động vào cuộc của người dân, cộng đồng trong việc vệ sinh môi trường, diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng và phòng chống bị muỗi đốt.

  • Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh. Phát quang bụi rậm, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, thoáng mát. Không để ao tù, nước đọng trong chum, thùng...
  • Tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, nằm ngủ hay sinh hoạt trong màn ở những vùng có mật độ muỗi cao.
  • Mẹ bầu tránh du lịch hay di chuyển đến vùng đang có dịch sốt xuất huyết.
  • Nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả có nhiều vitamin C, không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.
  • Đặc biệt, bà bầu nên đi khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay đau cơ, đau khớp, đau họng...

Xem thêm:

  • Bà bầu bị sốt xuất huyết trong ba tháng đầu có giữ được con không?
  • Bà bầu bị sốt xuất huyết: Cẩn thận mất con!
  • Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết