Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Đây là điều mà rất nhiều người băn khoăn và quan tâm, đặc biệt là mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé và những người trong gia đình có thai phụ bị trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Đây là điều mà rất nhiều người băn khoăn và quan tâm, đặc biệt là mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé và những người trong gia đình có thai phụ bị trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Trầm cảm sau sinh là hiện tượng suy giảm về mặt tinh thần lẫn thể chất ở chị em sau khi sinh em bé. Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Theo các chuyên gia, trầm cảm sau sinh thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh. Nhưng đôi khi, hiện tượng trầm cảm có thể kéo dài đến vài tháng thậm chí là 1 năm. Thời gian trầm cảm với mỗi người là hoàn toàn khác nhau, điều này phụ thuộc vào mức độ và tình trạng trầm cảm cũng như hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
Biểu hiện của trầm cảm sau sinh theo từng giai đoạn
Trầm cảm sau sinh được chia thành 3 giai đoạn với những biểu hiện như sau:
Giai đoạn 1: Khởi đầu trầm cảm sau sinh
- Ở giai đoạn này, thai phụ thường vui buồn bất thường, lo lắng vô cớ và thỉnh thoảng suy nghĩ tiêu cực.
- Nếu tình trạng này kéo dài, thai phụ còn cảm thấy mất hứng thú với những sở thích vốn có của bản thân: món ăn yêu thích, bộ phim yêu thích, cảm thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo.
- Mất ngủ, ngủ nhiều.
- Chán ăn hoặc ăn uống vô độ.
- Thích ở một mình: không muốn gặp mặt bất cứ ai trong gia đình, không muốn ai tới thăm, không muốn gặp bác sĩ.
Giai đoạn 2 của trầm cảm sau sinh
Nếu trầm cảm sau sinh ở giai đoạn 1 không được giải quyết thì lâu ngày, thai phụ sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng, cơ thể thì trì trệ. Ở giai đoạn 2 của trầm cảm sau sinh, chị em thường có các biểu hiện sau đây:
- Suy nhược cơ thể: Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi triền miên, không muốn làm việc gì. Một số người còn bị đau nhức dữ dội, thường là ở đầu và cổ, đôi khi đau ở lưng và ngực nhưng không biết lý do tại sao. Chính tình trạng này khiến họ cảm thấy rất căng thẳng.
- Tâm trạng u sầu, đau khổ, vô vọng. Thậm chí có người còn khóc lóc cả ngày, cảm thấy mình bị bỏ rơi. Cảm thấy không hạnh phúc, thiếu tự tin, ngày càng suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào bản thân.
- Không chăm sóc bản thân: không buồn tắm rửa, vệ sinh cá nhân, đôi khi con khóc còn không phản ứng.
- Cảm thấy luôn bị ám ảnh: Đây là biểu hiện nặng của chứng trầm cảm sau sinh. Thai phụ cảm thấy mình vô dụng, là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, cảm thấy tội lỗi.
Giai đoạn 3: Giai đoạn nặng nhất
Theo thống kê, ở giai đoạn này thì có đến 50% người bệnh có nguy cơ tự sát. Họ cảm thấy mình vô dụng, muốn thoát khỏi cuộc sống này. Do đó, họ thường có ý muốn tự sát hoặc làm hại con mình. Những trường hợp này ngày càng phổ biến cả ở trên thế giới và Việt Nam.
Khi thấy thai phụ có những biểu hiện nêu trên, người nhà cần dành nhiều thời gian quan tâm đến thai phụ hơn và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ Y khoa cũng như bác sĩ tâm lý. Trầm cảm sau sinh nên được can thiệp tâm lý càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện muộn và can thiệp muộn thì thời gian phục hồi là rất lâu.
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là hiện tượng phổ biến trong những năm gần đây. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường đến từ sự thay đổi hormone, cuộc sống gia đình, sức khỏe của trẻ sơ sinh.
- Thay đổi nội tiết tố: Hormone estrogen và progesterone đang ở mức cao trong thời kỳ mang thai bị suy giảm đột ngột từ đó khiến hormone cũng thay đổi, từ đó thai phụ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. Đồng thời, sự thay đổi của các chuyển hóa trong cơ thể, thể tích máu và huyết áp cũng khiến thai phụ mệt mỏi.
- Lo lắng: Thai phụ thường xuyên bị lo lắng trong suốt quá trình mang thai, mang thai ngoài ý muốn, trong quá trình mang thai gặp nhiều vấn đề không vui, gặp khó khăn trong sinh nở,.. cũng là nguyên nhân gây nên trầm cảm.
- Sức khỏe của em bé: Em bé mới sinh ra bị ốm, bị bệnh hay dị tật bẩm sinh thường khiến mẹ rất lo lắng, suy nghĩ nhiều. Tình trạng này tái diễn thường xuyên sẽ khiến thai phụ lo âu, buồn bực, chán nản và dẫn đến trầm cảm sau sinh.
- Chế độ chăm sóc không đảm bảo: Dinh dưỡng nghèo nàn, không đủ chất. Thai phụ không được hỗ trợ trong việc chăm sóc con, không được hỏi thăm, tâm sự thường xuyên.
Ngoài ra, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có thể được hình thành bởi: định kiến xã hội, bắt buộc trong gia đình phải có con trai; di truyền; biến cố gia đình, gia đình không hòa thuận.
Trầm cảm sau sinh gây những ảnh hưởng gì đến em bé?
Hàng ngày, người mẹ luôn ở bên cạnh và theo dõi sự phát triển của em bé. Do vậy, nếu tâm trạng, sức khỏe của mẹ không tốt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con. Bởi vì ngay từ nhỏ, đáng ra đứa trẻ nên được nhận sự yêu thương, che chở của mẹ thì chúng lại phải chịu những sang chấn tâm lý, tâm trạng không tốt từ mẹ. Dưới đây là những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến em bé từ lúc mới sinh cho đến khi lớn lên:
- Giấc ngủ của em bé bị ảnh hưởng, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, hay khóc quấy.
- Phát triển chậm hơn so với những bé cùng lứa tuổi.
- Gặp vấn đề về tương tác: ít giao tiếp, tự ti, ít nói, thụ động, khả năng hòa nhập kém.
- Sống thiếu độc lập.
- Hay phá phách, hung hãn, thường gặp nhiều vấn đề trong kỷ luật.
- Học tập không tốt, khi đi học thường kém hơn bạn bè.
- Luôn cảm thấy thiếu tình yêu thương, thường bồn chồn, cô đơn.
Khi biết thai phụ bị trầm cảm, người nhà cần dành nhiều thời gian quan tâm đến thai phụ hơn và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ Y khoa cũng như bác sĩ tâm lý. Trầm cảm sau sinh nên được can thiệp tâm lý càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện muộn và can thiệp muộn thì thời gian phục hồi là rất lâu.
Xem thêm:
- Trầm cảm sau sinh có thật sự dễ dàng chia sẻ không?
- Dấu hiệu sớm để chồng nhận biết vợ bị trầm cảm sau sinh