Trầm cảm ở trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chứng trầm cảm thường xảy ra với người lớn hoặc nếu có xảy ra ở trẻ nhỏ thì cũng đã là những trẻ lớn, có nhận thức. Trường hợp trầm cảm ở trẻ sơ sinh ít ai nghĩ rằng có thể xảy ra bởi khi đó trẻ vẫn còn quá non nớt về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng trầm cảm vẫn xảy ra ở trẻ ở độ tuổi còn rất nhỏ này.

Trầm cảm ở trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào? Trầm cảm ở trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chứng trầm cảm thường xảy ra với người lớn hoặc nếu có xảy ra ở trẻ nhỏ thì cũng đã là những trẻ lớn, có nhận thức. Trường hợp trầm cảm ở trẻ sơ sinh ít ai nghĩ rằng có thể xảy ra bởi khi đó trẻ vẫn còn quá non nớt về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng trầm cảm vẫn xảy ra ở trẻ ở độ tuổi còn rất nhỏ này.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ sơ sinh được thể hiện là trẻ ủ rũ, dễ nổi giận, không có cảm giác thèm ăn, có những hành động một cách bộc phát. Những trẻ đã lớn hơn một chút thì còn có cả cảm giác hối lỗi khi lỡ mắc một sai lầm nào đó và những ngày tiếp theo trẻ vẫn không thể tự vượt qua cảm giác có lỗi này.

Chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh là có thật và đôi khi nó thể hiện ra bên ngoài không chỉ ở thái độ cáu gắt của trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm có thể trở thành một căn bệnh mãn tính đối với mọi trẻ nhỏ.

Cũng theo nghiên cứu này, trong số những trẻ có biểu hiện của bệnh trầm cảm thì có 64% trẻ tiếp tục mắc căn bệnh này trong 6 tháng phát triển sau đó và có những dấu hiệu bộc lộ một cách rõ rệt hơn. 40% số trẻ thì tiếp tục mắc những vấn đề trong vòng 2 năm và có gần 20% số trẻ tái trầm cảm hoặc bị trầm cảm kéo dài không dứt sau tất cả các cuộc kiểm tra.

Những trẻ có mẹ cũng mắc chứng trầm cảm hoặc mẹ bị rối loạn cảm xúc, chấn thương tâm lý,... cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới trẻ.
vicare.vn-tram-cam-o-tre-so-sinh-nguy-hiem-the-nao-body-1

Chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh có thể được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên việc chẩn đoán và điều trị này không hề dễ dàng mà cần có sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu trong vấn đề này cũng như sự đồng lòng của gia đình có trẻ sơ sinh mắc chứng trầm cảm.

Với trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo, những trẻ ở độ tuổi này chưa có khả năng thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ và nếu có thể hiện được thì khả năng này cũng chưa tốt. Vì thế các chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh phải được suy ra từ những hành vi mà cha mẹ có thể quan sát được ở trẻ, thông tin bác sĩ thu được từ cha mẹ của trẻ cũng sẽ giúp ích cho quá trình chẩn đoán, điều trị. Và chỉ những bác sĩ chuyên khoa nhi và tâm thần nhi khoa mới có đủ khả năng chẩn đoán tình trạng bệnh này ở trẻ.
vicare.vn-tram-cam-o-tre-so-sinh-nguy-hiem-the-nao-body-2

Điều trị chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Với những trẻ mắc trầm cảm ở mức độ vừa, có thể kết hợp liệu pháp tâm lý và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như Prozac hoặc Zoloft.

Những trường hợp trầm cảm ở trẻ sơ sinh mức độ nhẹ, có thể tiến hành điều trị bằng liệu pháp tâm lý và dùng các loại thuốc đặc trị nếu như các liệu pháp điều trị này không đủ hiệu quả.

Cha mẹ nên có sự quan tâm kịp thời tới trẻ, hãy giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, không nên để trẻ một mình và với những trẻ ở lứa tuổi lớn hơn, nên giải thích cho trẻ hiểu việc lo lắng quá mức sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho quá trình sinh hoạt và phát triển của trẻ.

HoiBenh tin rằng với sự yêu thương và quan tâm kịp thời của cha mẹ, chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh sẽ được điều trị sớm và hạn chế khả năng xảy ra. Chúc các bé luôn khỏe và cha mẹ nuôi con ngoan.