Top 5 câu hỏi về vùng kín khi mang thai mẹ phải đọc ngay để giảm nỗi lo âu

Viêm nhiễm vùng kín khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu. Vấn đề này khiến nhiều mẹ bầu rất lo lắng, không biết phải xử lý ra sao. Bài viết dưới đây sẽ đập tan nỗi lo của mẹ bầu về vùng kín với 5 câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc nhất hiện nay.

Top 5 câu hỏi về vùng kín khi mang thai mẹ phải đọc ngay để giảm nỗi lo âu Top 5 câu hỏi về vùng kín khi mang thai mẹ phải đọc ngay để giảm nỗi lo âu

Tại sao bà bầu dễ bị viêm nhiễm vùng kín khi mang thai?

Vùng kín của phụ nữ là một môi trường mở, có nhiều ngóc ngách, khe rãnh nên rất dễ bị viêm nhiễm nếu như không vệ sinh đảm bảo, quan hệ tình dục không an toàn,.. Với chị em phụ nữ, khi bước vào thai kỳ, nguy cơ viêm nhiễm có xu hướng gia tăng, dẫn đến tình trạng bà bầu bị mắc bệnh vùng kín khi mang thai. Nguyên nhân nằm ở sự thay đổi hai nội tiết quan trọng là estrogen và progesterone trong thai kỳ, làm cho môi trường âm đạo bị mất cân bằng, độ PH bị thay đổi, sản dịch tiết ra nhiều, sức đề kháng suy giảm; những yếu tố này đã “vô tình” biến âm đạo trở thành môi trường lý tưởng để nấm, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công.

Ngoài ra, trong những tháng đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn còn nhỏ, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ bình thường; tuy nhiên, nếu quan hệ không an toàn, không có biện pháp bảo an toàn sẽ dẫn đến trường hợp nhiễm chéo bệnh từ chồng sang vợ và ngược lại

Bà bầu bị viêm nhiễm phụ khoa thường có dấu hiệu gì?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lên đến 90%. Dưỡng như, viêm nhiễm phụ khoa không trừ một ai cả, nếu chị em gặp phải các hiện tượng dưới đây trong thời gian mang thai thì nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt nhé:

  • Ngứa ngáy, khó chịu vùng kín.
  • Trong những tháng đầu thai kỳ là chuyện bình thường vì khi đó khung xương chậu, âm đạo mềm hơn khiến khiến khí hư ra nhiều để ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Thông thường, khí hư có màu như lòng trắng trứng, hoặc hơi ngả vàng, có mùi hăng nhẹ hoặc không mùi. Nếu bị viêm nhiễm, khí hư sẽ có mùi hôi, khó chịu; có màu xanh, vàng bất thường; hình dạng đặc sánh, đóng thành mảng, có bọt. Buốt khi đi tiểu, âm hộ, âm đạo sưng tấy, ngứa.
  • Quan hệ tình dục bị đau, tiểu buốt, tiểu rắt.
Bị nổi hột ngứa ở vùng kín cảnh báo chị em mắc bệnh gì?

Ngứa vùng kín 3 tháng đầu, mẹ bầu có bị mắc bệnh gì không?

Ngứa vùng kín khi mang thai là biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh phụ khoa nói chung. Do vậy, mẹ bầu bị ngứa vùng kín thường xuyên thì không nên coi thường vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,... Những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé, nguy cơ dẫn đến sảy thai nếu mẹ bầu không được can thiệp để điều trị sớm. Nguy hiểm hơn, nếu bị viêm nhiễm âm đạo hoặc tử cung, cổ tử cung còn dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung vì 3 tháng đầu thai nhi chưa bám chặt vào tử cung của mẹ.

Ngoài ngứa, mẹ bầu còn xuất hiện những biểu hiện nêu trên. Trong trường hợp này, đi khám phụ khoa là ưu tiên số 1 mẹ bầu nhé.

Làm gì khi bị ngứa vùng kín vào tháng cuối của thai kỳ?

Nhiều bà bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu nhưng đến tháng cuối thai kỳ hiện tượng ngứa lại xuất hiện trở lại. Dưới đây là một số lý do để giải thích cho hiện tượng này, mẹ bầu cùng phân tích xem có giống với trường hợp của mình không nhé:

  • Rạn da do kích thước của thai nhi lớn nhanh hơn so với những tháng đầu và giữa thai kỳ. Khu vực ngứa thường rơi vào vùng bụng, đùi, bẹn, vùng kín.
  • Tăng tiết mồ hôi trong những tháng cuối thai kỳ khiến làn da vùng kín nhạy cảm và dễ bị ngứa, khó chịu.
  • Độ PH âm đạo không cân bằng.
  • Bệnh lý: Viêm nang lông, bị trĩ.
Khi chỉ số pH của cơ thể bạn cao hơn 4.5, bạn sẽ có khả năng bị viêm nhiễm vùng kín. (Ảnh minh họa)

Tháng cuối thai kỳ, em bé sắp chào đời rồi, nên mẹ bầu nhớ chú ký chăm sóc vùng kín của bản thân thật tốt để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lâm bồn và sinh em bé nhé. Bởi vì, vi khuẩn, nấm, gây bệnh rất dễ lây nhiễm từ âm hộ, âm đạo đến tử cung rồi xâm lấn lên mắt, miệng, da của thai nhi, khiến em bé dễ bị nấm da, nấm miệng sau này. Hơn nữa, nếu bị viêm âm đạo, âm hộ hoặc mắc một số bệnh phụ khoa nào đó, mẹ bầu có nguy cơ phải sinh mổ nếu bệnh nặng, hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ như dọa đẻ non, đẻ non, viêm màng ối,...

Làm sao để vùng kín không bị viêm nhiễm trong suốt 9 tháng thai kỳ?

Giải pháp để không bị viêm nhiễm vùng kín khi mang thai là gì? Câu trả lời gói gọn trong 2 từ: PHÒNG TRÁNH. Mẹ bầu lưu ý nhé, phòng tránh là tốt nhất:

  • Đầu tiên, mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh phù hợp, không nên sử dụng dung dịch có hương thơm nồng và có nhiều bọt; luôn để vùng kín thoáng mát, khô ráo; vệ sinh từ trước ra sau tức là âm hộ trước, hậu môn sau; không thụt rửa vùng kín quá mức.
  • Mẹ bầu cần lựa chọn quần chip làm từ vải cotton, khi mua quần nhớ lựa chọn size phù hợp với mình, giặt quần chip sạch sẽ mỗi ngày và phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
  • Đặc biệt, nếu mẹ bầu có quan hệ tình dục thì nhớ vệ sinh trước và sau khi quan hệ, nên dùng các biện pháp bảo vệ như bao cao su để hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo từ vợ sang chồng, từ chồng sang vợ.
  • Cuối cùng, hãy coi việc đi khám phụ khoa cũng quan trọng như khám thai định kỳ vì nếu vùng kín không được khỏe mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến em bé.

Xem thêm :

  • Làm sao để “làm chuyện ấy” khi mang thai an toàn và thú vị
  • Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
  • Các xét nghiệm cần làm trước khi mang thai