Tổng hợp 3 phương pháp chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh

Hồi hộp và mất bình tĩnh là những trạng thái tâm lý thường gặp trong đời sống do rất nhiều nguyên nhân xung quanh ta. Thế nhưng, nếu như không kiểm soát tốt, chúng ta sẽ có thể gặp nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như sức khỏe. Vậy làm thế nào để chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh? Hãy xem lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tổng hợp 3 phương pháp chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh Tổng hợp 3 phương pháp chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh

Hồi hộp và mất bình tĩnh là những trạng thái tâm lý thường gặp trong đời sống do rất nhiều nguyên nhân xung quanh ta. Thế nhưng, nếu như không kiểm soát tốt, chúng ta sẽ có thể gặp nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như sức khỏe. Vậy làm thế nào để chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh? Hãy xem lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Hãy xử lý nỗi lo lắng bằng các giải pháp tạm thời

Đây là điều trước tiên bạn nên làm nếu muốn đẩy lùi sự hồi hộp và mất bình tĩnh hiện tại. Phương pháp này bao gồm 3 bước sau:

  • Đánh lạc hướng suy nghĩ bản thân: Hãy tìm một điều gì khác ngoài chuyện bạn đang lo lắng để chú ý đến. Khi mất tập trung, cảm xúc tiêu cực của bạn cũng sẽ được giảm bớt trong thời gian ngắn. Hãy thử chơi với thú cưng, nghe bản nhạc bạn yêu thích, tìm đến các hoạt động thư giãn lành mạnh như tắm, đọc sách, sử dụng các liệu pháp mùi hương... có thể tạm thời giúp chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh
  • Di chuyển: theo nhiều nhà tâm lý, đôi khi căng thẳng sẽ được cơ thể cảm nhận thông qua nhiều biểu hiện như dạ dày khó chịu, đau đầu, chóng mặt... Khi đó, bạn nên di chuyển để các căng thẳng này được giải phóng ra bên ngoài nhanh nhất có thể. Bạn có thể thử lắc một số bộ phận như cánh tay, thân trên, cổ... hoặc nhảy một điệu nhạc sôi động, thể thao...
  • Hãy đối mặt: sau khi cảm xúc tiêu cực đã được giảm bớt, bạn cần thẳng thắn đối diện với chính nỗi sợ của bạn. Điều này sẽ xoa dịu sự căng thẳng cũng như giúp bạn tự tin hơn, hạn chế được bệnh hồi hộp mất bình tĩnh

2. Kỹ năng chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh phải biết

vicare.vn-tong-hop-3-phuong-phap-chua-benh-hoi-hop-mat-binh-tinh-body-1

Để phương pháp 1 được thực hiện thuận lợi nhất, bạn không thể thiếu đi việc áp dụng các kỹ năng hữu ích khi xoa dịu căng thẳng, bao gồm:

  • Hít thở sâu: đây là thao tác đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nhằm giảm các căng thẳng về sinh lý. Hãy bắt đầu bằng cách ngồi ở một không gian hoàn toàn yên tĩnh, hít vào bằng mũi một hơi thật sâu, sau đó từ từ thở ra. Trong ít nhất vài phút, hãy chỉ nghĩ đến hơi thở và cảm giác của bạn.
  • Thư giãn các cơ: Đây là kỹ thuật được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc giúp cơ thể đẩy lùi lo lắng, căng thẳng. Đầu tiên, bạn hãy căng hết các ngón chân trong vòng 5 giây, sau đó thả lỏng khoảng 10 đến 20 giây. Thực hiện lại thao tác này từ từ lên nhiều nhóm cơ khác cho đến khi đạt đến nhóm cơ trên đỉnh đầu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái bất ngờ.
  • Ngồi thiền: một phương pháp cổ xưa nhưng hiệu quả để loại bỏ sự hoảng loạn trong cơ thể. Cũng giống như hít thở sâu, bạn cần tìm được không gian yên tĩnh để thực hiện. Thiền có thể ngồi hoặc nằm, thường thực hiện trong trạng thái mắt nhắm hoặc mắt nhìn vào một điểm cố định. Hãy cố gắng giải tỏa tâm trí trong thời gian này.
  • Thay đổi các cử chỉ phi ngôn ngữ: Thông thường, khi cảm thấy lo lắng hay sợ hãi, chúng ta thường có xu hướng khúm núm, thu nhỏ người lại và điều này càng làm trạng thái tiêu cực phía trên tăng cường hơn. Chính vì vậy, hãy thay đổi chúng ngay: đứng thẳng lưng hoặc ngồi thẳng lưng, mắt nhìn chính diện, không né tránh, chính những ngôn ngữ hình thể này giúp chúng ta cải thiện nỗi lo lắng của mình.
  • Nguyên tắc 3 – 3 – 3: đây là một nguyên tắc khá thú vị giúp bạn giảm lo âu đã được nhiều người kiểm chứng. Cách thực hiện khá đơn giản: bạn chỉ cần nhìn xung quanh, sau đó gọi tên 3 sự vật mà ta nhìn thấy, 3 âm thanh mà ta nghe được và di chuyển 3 bộ phận của cơ thể bất kỳ. Chính việc này góp phần giúp chúng ta phân tâm khỏi sự kiện làm chúng ta lo lắng, từ đó cải thiện cảm xúc của bạn.

3. Đừng quên thay đổi suy nghĩ nếu không muốn sự hồi hộp, mất bình tĩnh đeo bám

Hồi hộp và mất bình tĩnh có nguyên nhân chính đến từ tinh thần, vì thế cách chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh tốt nhất là thay đổi suy nghĩ của chính bạn.

Tập trung vào mục tiêu

Hầu hết sự lo lắng, hồi hộp đều đến từ nỗi sợ hãi một sự việc không mong muốn sẽ xảy ra. Nhưng bạn có biết, chính điều này sẽ khiến điều bạn lo sợ tìm đến. Ví dụ: nếu như bạn liên tục hồi hộp, lo lắng về bài phát biểu sắp tới vì sợ đọc vấp chữ, bạn đang khiến khả năng xảy ra điều này cao hơn.

Hãy đặt cho mình câu hỏi “Điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra là gì và bạn cần giải quyết ra sao?”, sau đó viết tất thảy những phương án xuống giấy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi có đủ giải pháp cho mọi tình huống.

Tiếp đó, liên tưởng đến mục tiêu sau cùng của bạn và suy nghĩ về cảm giác khi hoàn thành nó, bạn sẽ cảm thấy rõ ràng, tự tin hơn rất nhiều.

Đừng chối bỏ cảm xúc

Một cảm xúc tiêu cực khi xảy đến là điều không thể lường trước, nhưng bạn không thể lập tức xóa bỏ nó ngay bởi đó là phản ứng tự nhiên của hệ thần kinh. Do đó, thay vì ra sức che giấu, chối bỏ... bạn hãy tập làm quen với nó và kiên nhẫn với bản thân, từ đó từ từ cải thiện tình trạng này bằng nhiều phương pháp đã được đề cập phía trên.

4. Khi nào hồi hộp và mất bình tĩnh trở nên nguy hiểm?

vicare.vn-tong-hop-3-phuong-phap-chua-benh-hoi-hop-mat-binh-tinh-body-2
Hồi hộp, mất bình tĩnh là triệu chứng của rối loạn lo âu

Không phải lúc nào những trạng thái này cũng hoàn toàn an toàn đối với bạn. Trong một số ít trường hợp, đây lại là 2 triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu là một tập hợp nhiều rối loạn tâm thần được phát triển từ các yếu tố phức tạp liên quan đến di truyền và các sự kiện trong đời sống. Khi bị rối loạn lo âu, bệnh nhân sẽ luôn phải trải qua cảm giác lo lắng ở mức độ cao, căng thẳng và sợ hãi. Bên cạnh đó, thể chất cũng gặp nhiều triệu chứng rõ rệt:

  • Đau nhức nhiều bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Tê và run tay, chân.
  • Mất ngủ, khả năng tập trung kém.
  • Rối loạn nhịp tim, mệt mỏi.
  • Đau dạ dày, đổ nhiều mồ hôi, rối loạn tiêu hóa...

Khi gặp phải những dấu hiệu trên, bạn nên tìm đến các bác sỹ tâm lý để nhận liệu pháp điều trị, tránh để lâu ngày vì chúng sẽ sinh ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, việc lo lắng không kiểm soát thường xuyên cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, các bệnh lý về tim mạch... Vì vậy, bạn cần phải tập ổn định cảm xúc của mình trước khi những cảm xúc này trở thành “bệnh”.

Bài viết này đã giúp bạn đọc có những phương pháp chữa bệnh hồi hộp mất bình tĩnh vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng. Đừng quên thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Sức khỏe tốt sẽ đem lại cho bạn tinh thần lạc quan và tràn đầy năng lượng, đây cũng là một giải pháp giúp bạn tránh xa căng thẳng, hồi hộp.

Xem thêm:

  • Bị mồ hôi tay, chân, nguyên nhân từ đâu?
  • Điều khủng khiếp gì sẽ diễn ra sau khi bạn uống nước tăng lực
  • 13 chứng bệnh có thể trị khỏi nhờ hoa chuối