Tinh trùng có máu bị bệnh gì?

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng xuất tinh ra máu chưa? Hiện tượng này đã làm rất nhiều quý ông lo lắng về sức khỏe và khả năng sinh sản của mình. Vậy thì tinh trùng có máu bị bệnh gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn ngay trong bài viết sau.

Tinh trùng có máu bị bệnh gì? Tinh trùng có máu bị bệnh gì?

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng xuất tinh ra máu chưa? Hiện tượng này đã làm rất nhiều quý ông lo lắng về sức khỏe và khả năng sinh sản của mình. Vậy thì tinh trùng có máu bị bệnh gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu cụ thể hơn ngay trong bài viết sau.

1. Tinh trùng có máu bị bệnh gì?

Thế nào là xuất tinh ra máu?

Theo thông tin từ Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thế Lương, Phó giám đốc Bệnh viện Thận, Hà Nội cho biết, hiện tượng xuất tinh ra máu ở nam giới là tình trạng trong tinh dịch có lẫn máu mỗi khi xuất tinh. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tương đối lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên rất dễ tái phát đối với nam dưới 45 tuổi.

Ở một số rất hiếm trường hợp, xuất tinh ra máu lại là triệu chứng của bệnh lý ác tính, thường xảy ra ở đối tượng nam giới trên 45 tuổi.

Bên cạnh triệu chứng rõ rệt nhất là trong tinh trùng có lẫn máu, nam giới còn có thể gặp một số biểu hiện đặc trưng khác như:

  • Đi tiểu buốt và tiểu rát, đôi khi trong nước tiểu cũng có lẫn máu.
  • Sốt nhẹ.
  • Vùng bụng và lưng dưới đau nhức.
  • Vùng bìu, bẹn và tinh hoàn sưng tấy, đau viêm...
vicare.vn-tinh-trung-co-mau-bi-benh-gi-body-1
Sưng bùi tinh hoàn

Các nguyên nhân gây ra bệnh xuất tinh ra máu

Hiện nay, người ta đã nghiên cứu được khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý xuất tinh ra máu, bao gồm một số nguyên nhân chính như sau:

  • Vi khuẩn: đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Cụ thể hơn, vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm túi tinh, đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, lao mào tinh hoàn... sau đó kích thích niêm mạc và dẫn đến tình trạng sung huyết, phù nề ống – tuyến dẫn tinh, khiến tinh trùng khi xuất ra có lẫn máu.
  • Tổn thương niệu đạo: quan hệ tình dục với tần suất cao sẽ khiến tuyến tiền liệt, túi tinh bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng xuất tinh ra máu. Đáng lưu ý hơn là nếu như bạn quan hệ trong tình trạng căng thẳng hoặc sai tư thế, niêm mạc niệu đạo cũng rất dễ bị tác động.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: khu vực cổ bàng quang có chứa khá nhiều mạch máu nối trực tiếp đến phía sau niệu đạo. Nếu như một hay một số các mạch máu này giãn mạnh, khi xuất tinh, niệu đạo co thắt sẽ khiến chúng bị đứt và chảy máu.

2. Một số biến chứng cần quan tâm của bệnh xuất tinh ra máu ở nam giới

Tinh trùng có máu trong trường hợp tái đi tái lại nhiều lần hoặc xuất hiện khi bạn đã hơn 45 tuổi, đó là dấu hiệu cho một bệnh lý ác tính cần điều trị.

Bên cạnh đó, xuất tinh ra máu cũng có thể để lại nhiều biến chứng như:

  • Chất lượng tinh trùng giảm: Khi xuất tinh ra máu, nồng độ bạch cầu sẽ tăng cao và làm giảm tinh trùng từ số lượng đến hoạt động và tỷ lệ thẩm thấu của chúng. Nếu như tinh trùng bị suy giảm trong thời gian dài, bạn rất có nguy cơ đối mặt với bệnh vô sinh.
  • Viêm túi tinh: Khi xuất ra tinh trùng có máu và để tình trạng này lâu ngày không điều trị, ống dẫn tinh cũng như túi tinh sẽ dễ bị teo và tắc nghẽn, dẫn đến viêm.
  • Rối loạn khi xuất tinh: khi tinh trùng có máu, bạn thường sẽ mang tâm lý căng thẳng và lo lắng trước bạn tình trong các lần quan hệ, dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm hay nguy hiểm hơn là xuất tinh ngược vào bàng quang, gây ra các hậu quả khó lường.
  • Bệnh ung thư: đây là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh lý xuất tinh ra máu. Nếu như không được điều trị và xử lý kịp thời, các viêm nhiễm sẽ trầm trọng hơn, kích thích khối u phát triển và dẫn đến nhiều ung thư nam khoa.
vicare.vn-tinh-trung-co-mau-bi-benh-gi-body-2
Bệnh xuất tinh ra máu khiến tâm lý căng thẳng và lo lắng

3. Điều trị xuất tinh ra máu như thế nào?

Tuy rằng trong nhiều trường hợp, bệnh xuất tinh trùng có máu có thể tự khỏi, nhưng dễ tái phát và mỗi lần như vậy, sức khỏe của bạn lại giảm đi một chút. Chính vì thế, việc điều trị bệnh sớm là cực kỳ cần thiết.

Hiện nay, bệnh xuất tinh có máu đang được điều trị bằng 2 giải pháp chính:

Điều trị nội khoa:

Các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, từ đó dựa trên kháng sinh đồ/kinh nghiệm cá nhân để đưa ra liệu trình điều trị thích hợp. Một số loại kháng sinh nên lựa chọn:

  • Nhóm thuốc Quinolon: bao gồm thuốc Ciprofloxacin, Norfloxacin, Gatifloxacin hay Levofloxacin..., sử dụng mỗi ngày từ 400mg – 500mg, uống liên tục từ 2 tuần đến khoảng 1 tháng.
  • Thuốc Trimethoprim phối hợp Sulfamethoxazol: uống mỗi ngày từ 2 đến 4 viên Bactrim 480mg, có thể kết hợp với Doxycyclin 100gr – từ 1 đến 2 viên hàng ngày. Dùng 2 loại này trong vòng 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Đồng thời với các loại thuốc trên, bạn cũng cần sử dụng phối hợp một số loại thuốc kháng viêm, giảm phù nề và thuốc cầm máu.

Điều trị ngoại khoa:

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sỹ sẽ có liệu trình điều trị tốt nhất, có thể phẫu thuật mở hoặc nội soi thông qua đường niệu đạo hoặc nội soi ổ bụng. Biện pháp này thường được sử dụng trong việc can thiệp các bệnh lý tắc túi tinh, sỏi túi tinh hay các loại ung thư, bệnh giãn tĩnh mạch niệu đạo...

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức đầy đủ hơn để có thể trả lời câu hỏi “Tinh trùng có máu bị bệnh gì?”. Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng chủ quan mà cần phải gặp các bác sỹ nam khoa để thăm khám ngay.

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc và cách khắc phục khi nam giới xuất tinh ra máu
  • 6 lý do xuất tinh sớm ở nam giới
  • 5 địa chỉ chữa xuất tinh sớm uy tín tại Hà Nội