Tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách khắc phục

Tiêu chảy là căn bệnh hay mắc phải ở trẻ sơ sinh, bởi vì giai đoạn này thì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và sức đề kháng của bé còn yếu kém. Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bé.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách khắc phục Tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách khắc phục

Chính vì thế mỗi bậc cha mẹ đều phải nắm rõ và trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, để có thể xử lý kịp thời khi trẻ mắc phải.

Tại sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mà bé đi ngoài ra phân lỏng, và đi nhiều lần trong ngày. Phân của bé thường có màu vàng nhạt và khá lỏng.

Nguyên nhân dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể kể tới những nguyên nhân chính như:

  • Bé bị nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân chính và phổ biến nhất là nguyên nhân này. Trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường ruột có thể do virus hoặc do ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể bé gây nên.
  • Do bị dị ứng với thực phẩm: có thể bé bị dị ứng với các thành phần có trong sữa công thức, hoặc là dị ứng với thực phẩm làm đồ ăn dặm cho bé.
  • Khả năng cơ thể bé dung nạp thức ăn kém: vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển, chính vì thế có thể cơ thể bé không dung nạp các chất có trong thức ăn vào trong máu mà để lại trong ruột. Dẫn tới cơ thể thiếu chất và d dày khó tiêu.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
>>> Xem thêm: Làm thế nào để biết con bạn có bị tiêu chảy không?

vicare.vn-tinh-trang-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-va-cach-khac-phuc

Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng khiến bé bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, thì sẽ có nhiều dấu hiệu nhận biết như:

  • Trẻ bị sốt cao, và sốt li bì
  • Trẻ bị nôn ói nhiều trong ngày
  • Cơ thể của bé thiếu nước nên miệng khô
  • Phân đi ngoài lỏng, và đi nhiều lần trong ngày...

Khi bị tiêu chảy thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có gây ra nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngoài ra khi bị tiêu chảy cấp còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé, làm giảm hệ miễn dịch đang non yếu của bé, là nguyên nhân dẫn tới bé mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau.

Cách phòng ngừa và khắc phục

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì cần được phát hiện kịp thời và nên tìm cách xử lý để có thể trị căn bệnh này. Khi bị tiêu chảy ở bé sơ sinh, các bậc phụ huynh nên lưu ý:

  • Nên cho bé uống nhiều sữa hơn so với bình thường, như thế thì mới bù được lượng nước trong cơ thể bị mất của bé
  • Ngoài ra nên cho bé uống thêm 100 đến 200 ml nước sôi, để nguội trong ngày
  • Người mẹ cần ăn uống đầy đủ, và vệ sinh sạch sẽ hai tay trước khi bế hoặc cho bé bú
  • Nên có chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.

vicare.vn-tinh-trang-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-va-cach-khac-phuc

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước đun sôi, để nguội

Kinh nghiệm điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Liên quan đến vấn đề tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, một bạn đọc giấu tên có đặt câu hỏi trên HoiBenh.vn như sau: Con em được 7 tuần tuổi và em có cho uống vacxin Rota. Tuy nhiên khi uống về cháu bị đi ngoài rất nhiều, 5-7 lần/ngày, thậm chí khi cháu vặn mình cũng són ra nước vàng kèm theo hoa cà hoa cải màu vàng, đít cháu đỏ và xưng, em có lấy nước chè chấm lên vùng da đó nhưng cháu đau và khóc lên, vậy em phải làm gì thưa bác sĩ?

Liên quan đến tình trạng này, Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường - Phó chủ nhiệm Khoa Y học dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết: Giai đoạn này da của bé rất mềm, do đó đỏ và rát hậu môn là do vệ sinh không đúng cách, vệ sinh bằng giấy hoặc khăn cứng. Để tránh tình trạng này thì không dùng giấy vệ sinh cho bé khi bé đi cầu. Khi hậu môn của bé bị đỏ rát thì việc chạm vào hậu môn của bé sẽ làm cho bé đau và khóc.

Vì vậy nên lấy nước dội nhẹ lên vùng hậu môn để vệ sinh cho bé sau mỗi lần bé đi ngoài, sau đó thấm nhẹ bằng khăn bông mềm. Có thể sử dụng thuốc bôi Protolog ngày 1-2 lần để làm giảm đau rát hậu môn, nếu sau 2 ngày biểu hiện không đỡ, em nên cho bé khám bác sĩ. Em nên cho bé bú mẹ nhiều hơn để bé tránh bị mất nước khi bé đi ngoài nhiều. Với trẻ 7 tuần tuổi thì việc bé đi ngoài một ngày 5 - 7 lần phân hoa cà, hoa cải là bình thường em nhé. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus gây tiêu chảy cho trẻ.

>>> Xem thêm: Điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đúng cách