Tình trạng của tóc thể hiện qua chế độ ăn hàng ngày của bạn
Tóc và dinh dưỡng, là hai chủ đề đã được nhắc đến rất nhiều lần. Hầu hết, những bệnh nhân bị mắc chứng rụng tóc đều có câu hỏi chung dành cho tôi rằng “Thưa bác sĩ, có phải tôi bị mắc chứng rụng tóc là do chế độ ăn hàng ngày? Hay liệu tôi có mắc bệnh nào khác liên quan đến việc rụng tóc?”. Ồ !, tốt thôi. Tôi sẽ cho bạn thấy một vài sự thật về những vấn đề tương tự như vậy. C...
Tình trạng của tóc thể hiện qua chế độ ăn hàng ngày của bạn
Tóc và dinh dưỡng, là hai chủ đề đã được nhắc đến rất nhiều lần. Hầu hết, những bệnh nhân bị mắc chứng rụng tóc đều có câu hỏi chung dành cho tôi rằng “Thưa bác sĩ, có phải tôi bị mắc chứng rụng tóc là do chế độ ăn hàng ngày? Hay liệu tôi có mắc bệnh nào khác liên quan đến việc rụng tóc?”. Ồ !, tốt thôi. Tôi sẽ cho bạn thấy một vài sự thật về những vấn đề tương tự như vậy.
Có phải chế độ ăn đóng vai trò quan trọng nhất và nói lên tất cả?
Dĩ nhiên là vậy, mặc dù những sợi tóc có cấu trúc chết, song nó chủ yếu được cấu tạo từ protein. Các tế bào ở chân tóc phân hủy rất nhanh, chính việc này là nguồn cung cấp cacbonhydrate và các dưỡng chất cần thiết khác cho quá trình sinh tổng hợp của tóc cũng như quá trình chuyển hóa năng lượng của các nang lông.
Ai là đối tượng dễ mắc chứng rụng tóc do thiếu dinh dưỡng?
Đây được xem là vấn đề thường gặp đối với những người có chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, không phù hợp hay những người thường có sở thích ăn những món ăn khác lạ, người nghiện rượu mãn tính, hay những người bị thiếu hụt 1 loại enzyme nhất định, những người bị mắc bệnh bẩm sinh về quá trình trao đổi chất, những người thường phải trải qua những trận ốm kéo dài, những người thường phải điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh trong 1 thời gian dài là những nạn nhân chung của bệnh rụng tóc vì thiếu dưỡng chất.
Trong những trường hợp như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra với tóc? Sự suy dinh dưỡng và thiếu hụt các dưỡng chất cụ thể có thể làm tóc trở lên thưa thớt, dễ gãy rụng, trong một vài trường hợp nghiêm trọng, thậm chí chúng có thể làm cho tóc trở lên có màu nâu sậm hơn, tóc sẽ bị ngắn dần đi, khô và chậm phát triển. Sự thiếu hụt các vi chất cùng protein, hydrate cũng có thể dẫn đến những thay đổi đối với móng và da trên cơ thể.
Việc cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể có thể giúp gì cho việc phục hồi và phát triển của tóc? Và nên bổ sung loại dưỡng chất nào?
Một người có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng mà không có bất kỳ nhân tố có nguy cơ gây ra các triệu chứng xấu cho tóc thì không cần bổ sung. Hơn nữa, cũng không phải bất kỳ triệu chứng rụng tóc nào cũng đều có nguồn gốc từ việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Điều quan trọng hơn, đó là việc bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ ,hợp lý một cách đều đặn hàng ngày là cách tối ưu để ngăn ngừa việc rụng tóc. Ví dụ, một người phụ nữ bị mắc bệnh thiếu máu, lượng hồng cầu hay huyết thanh trong máu thấp. Sau khi tiến hành bổ sung các vi chất còn thiếu cho cơ thể, sẽ thấy được sự cải thiện đáng kể trong việc ngăn ngừa chứng rụng tóc.
Cũng như câu chuyện về việc thiếu kẽm và các vi chất khác trong cơ thể. Một chế độ ăn giàu axit amin có chứa sulfur (protein) sẽ làm tăng tốc độ phát triển cũng như độ dày của tóc.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc bổ sung các axit béo omega-3 chỉ trong vài tháng đã đem lại rất nhiều hiệu quả cho sự phát triển của tóc. Có một số loại vi chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và hình thành cấu trúc của tóc cần được thay thế.
Tuy nhiên, có một điều vô cùng quan trọng đã được các bác sĩ chuyên khoa da liễu nhận định đó là tất cả các quá trình bổ sung dưỡng chất cho cơ thể phải được duy trì và thực hiện một cách tốt nhất.
Có một việc cần lưu ý, việc uống thuốc một cách tùy tiện và bổ sung các vi chất khác mà không có sự tư vấn của bác sĩ sẽ có thể gây ra những tác hại khôn lường. Quan trọng hơn là không ai muốn uống thuốc và điều đó thực sự là không nên.
Chắc chắn một điều là việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, lành mạnh sẽ đem lại những giá trị đích thực cho sức khỏe của bạn.
Dr. Govind Suresh Mittal (*)
(Nguồn: www.practo.com)