Tin hot: Bệnh sởi lan nhanh từ những tháng đầu năm 2019 tại Hà Nội

Sau Tết, bệnh sởi có dấu hiệu tăng mạnh trên cả nước. Tính đến thời điểm này, bệnh sởi đã tái xuất ở 43 tỉnh, thành, đặc biệt có những ca biến chứng nặng. Bệnh phát triển với những diễn biến phức tạp cùng với lúc đang vào mùa của rất nhiều dịch bệnh, chúng ta sẽ cần để ý hơn những thông tin cảnh báo để có cách phòng ngừa tốt nhất cho gia đình mình.

Tin hot: Bệnh sởi lan nhanh từ những tháng đầu năm 2019 tại Hà Nội Tin hot: Bệnh sởi lan nhanh từ những tháng đầu năm 2019 tại Hà Nội

Sau Tết, bệnh sởi có dấu hiệu tăng mạnh trên cả nước. Tính đến thời điểm này, bệnh sởi đã tái xuất ở 43 tỉnh, thành, đặc biệt có những ca biến chứng nặng.

Đây là thông tin mới nhất được ghi nhận tại nhiều bệnh viện, với những diễn biến phức tạp cùng với lúc đang vào mùa của rất nhiều dịch bệnh, chúng ta sẽ cần để ý hơn những thông tin cảnh báo để có cách phòng ngừa tốt nhất cho gia đình mình.

1. Bệnh sởi tăng mạnh với nhiều nguy cơ biến chứng

Từ cuối năm 2018 tới nay, do thời tiết diễn biến bất thường, tại nhiều bệnh viện tuyến đầu đã tiếp nhận nhiều ca sởi người lớn, nhiều ca nặng trên cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, người bị bệnh mạn tính.

Tầm cuối tháng 2, đã ghi nhận ở 43 tỉnh, thành phố có người mắc bệnh, đặc biệt tập trung nhiều tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Cũng theo cảnh báo của Bộ Y tế, ở một số nơi vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di - biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vacxin sởi đầy đủ như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La... có nguy cơ cao ghi nhận các trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.

Ngoài lý do tiêm chủng, Bộ Y tế cũng đang lo ngại về tình trạng lây nhiễm chéo tại các cơ sở y tế, nếu những nơi này không được kiểm soát hoặc có những khu cách ly riêng.

Bệnh sởi bùng phát cũng kéo theo nhiều biến chứng khó lường như viêm não, viêm phổi, nguy cơ tử vong cao vì bội nhiễm.

Trong đó các biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 9 tháng tuổi, nhiều nhất là viêm phổi, viêm thanh quản khiến đường thở phù nề, khó thở nguy cơ cao gây tắc nghẽn thở...

Một trong số biến chứng nguy hiểm của sởi là viêm não với các biểu hiện trẻ lơ mơ, hôn mê, co giật.Nếu được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi cao.

Tuy nhiên một số gia đình vẫn giữ quan niệm “kiêng nước, kiêng gió” khi chăm sóc trẻ nhiễm sởi, có thể gây nên những biến chứng nặng như: viêm hàm lợi, thối xương hàm, viêm giác mạc, kết mạc, có thể dẫn đến mù, hay tiêu chảy. Nếu không kịp thời xử trí sẽ dẫn đến trụy mạch, huyết áp.

2. Thông tin cần thiết về bệnh sởi cha mẹ cần nắm được để ngừa bệnh cho con

Sau đây là những thông tin hữu ý dành cho cha mẹ:

2. 1. Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh có khả năng lây lan rất nhanh do virus Morbillivirus gây ra. Virus này lây lan qua môi trường không khí.

vicare.vn-benh-soi-lan-nhanh-tu-nhung-thang-dau-nam-2019-tai-ha-noi-body-1

Những biến chứng do sởi gây ra gồm có tiêu chảy, co giật, viêm tai, não và phổi, dẫn đến hư tổn về não (hiếm), mù và có thể tử vong.

Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ bị sẩy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân.

30% số người mắc bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng kể trên, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi.

2. 2. Biểu hiện của bệnh?

Một khi đã nhiễm virus Morbillivirus thì khoảng 10 đến 14 ngày sau cơ thể sẽ có những triệu chứng:

  • Phát ban, xuất hiện đầu tiên ở đầu, cổ và sau đó lan hết cả cơ thể.
  • Sốt (trên 38 độ C)
  • Ho
  • Sổ mũi
  • Mắt đỏ
  • Thỉnh thoảng có những đốm trắng trong miệng, chỗ bên trong của má.
  • Ban đỏ kéo dài khoảng một tuần. Tuy nhiên, người bị nhiễm Sởi có khả năng lây cho người khác 5 ngày trước khi có ban đỏ xuất hiện, và 5 ngày sau khi các vết ban biến mất.

2. 3. Làm cách nào để phòng ngừa sởi cho con

Muốn phòng được bệnh sởi cần đảm bảo đủ 2 điều kiện:

  • Điều kiện cần: Cơ thể có kháng thể ngừa sởi.
  • Điều kiện đủ: Môi trường xung quanh đảm bảo thông thoáng, khả năng lây nhiễm kém (không có ai bị mắc sởi hoặc có nhưng số lượng rất ít).

Cách phòng sởi đối với trẻ nhỏ:

  • Với trẻ từ 9 tháng trở lên cách duy nhất là tiêm vacxin.
  • Với trẻ dưới 9 tháng cách duy nhất là trẻ phải được bú mẹ càng nhiều càng tốt và người mẹ phải có kháng thể ngừa sởi. Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn (tức là kháng thể yếu và nguy cơ mắc sởi cũng sẽ cao hơn).

3. Hỏi - Đáp xung quanh vấn đề tiêm vacxin sởi và cách phòng ngừa sởi tốt nhất cho trẻ

3.1 Tại sao trẻ từ 9 tháng trở lên mới có thể tiêm vacxin sởi, tiêm sớm hơn được không?

Vacxin sởi là những con virus đã bị làm yếu đi chứ không phải là những con virus đã bị chết như vacxin viêm gan B nên nếu tiêm cho trẻ trước 9 tháng, hệ miễn dịch còn yếu trẻ sẽ không đảm bảo sức khỏe để đề kháng.

vicare.vn-benh-soi-lan-nhanh-tu-nhung-thang-dau-nam-2019-tai-ha-noi-body-2

3. 2 Mẹ đã có kháng thể (từng tiêm vacxin hoặc từng bị sởi) có thể bảo vệ con khi cho bú không?

Nếu mẹ đã từng bị sởi hoặc đã từng tiêm ngừa sởi trước khi mang thai, thì vào quý 3 của thai kỳ kháng thể này đã được truyền cho con, và có hiệu lực bảo vệ con đến khi con được khoảng 3 tháng.

Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, thì kháng thể đó vẫn còn hiệu lực đến 9 tháng.

Nếu trẻ đã ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là dinh dưỡng chính, thì kháng thể vẫn được truyền cho bé và tiếp tục có hiệu lực khoảng 3 tháng sau khi bé dứt sữa mẹ hoàn toàn.

3.3. Mẹ chưa có kháng thể thì có thể bảo vệ cho con qua sữa mẹ bằng cách tiêm vacxin được không?

Hầu hết các loại vacxin sống sẽ tiết virus vào trong sữa mẹ. Ví dụ, mặc dù rubella tiêm chủng có thể được tiết vào sữa mẹ và truyền cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, bé thường không có biểu hiện nhiễm bệnh hoặc chỉ nhiễm rất nhẹ. Do đó, tiêm chủng sau khi sinh với vacxin Sởi-Quai bị-Rubella được khuyến khích cho những mẹ thiếu khả năng miễn dịch, đặc biệt là rubella.

3.4 Sau khi tiêm vacxin, mẹ nên cho con bú thế nào cho đúng?

  • Sau khi mẹ tiêm ngừa cũng phải mất 24h sau mới có kháng thể. Sữa mẹ sau đó mới có thể truyền kháng thể sang cho con.
  • Con cũng cần phải bú mẹ hoàn toàn (hoặc sữa mẹ là chính) thì mới nhận đủ và liên tục lượng kháng thể cần thiết.
  • Cơ thể có kháng thể thụ động (tùy số lượng kháng thể nhận được) thì vẫn có thể bị nhiễm bệnh, nhưng khả năng chống bệnh sẽ tốt hơn, mau lành hơn, ít nguy cơ chuyển sang dạng nặng hơn.

3.5. Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho con từ môi trường xung quanh?

  • Môi trường sống của trẻ phải sạch sẽ và thông thoáng vì khi các virus sởi ra ngoài không khí sẽ chết rất nhanh. Nếu cứ ủ trẻ trong phòng kín, hoặc phòng điều hòa thì khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.
  • Vì sởi lây qua đường hô hấp, nên khi ra ngoài về, người lớn cần xúc miệng, nhỏ nước muối mắt, mũi và rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ hoặc các đồ vật trẻ hay cầm nắm.

Những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp cha mẹ biết cách phòng ngừa cho bé trước nguy cơ dịch sởi năm 2014 lặp lại theo chu kỳ 4-5 năm như cảnh báo của Bộ Y tế.

Xem thêm:

  • Bùng phát dịch sởi do không tiêm phòng vắc-xin cho trẻ
  • Trẻ đã tiêm phòng sởi liệu có bị lại không?
  • Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng