Tim nhân tạo là gì? Quá trình ghép tim nhân tạo diễn ra như thế nào?
Với một số người thì thuật ngữ tim nhân tạo còn khá xa lạ, vậy tim nhân tạo là gì, nó sẽ đem đến những triển vọng mới gì trong việc điều trị cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tim nhân tạo là gì? Quá trình ghép tim nhân tạo diễn ra như thế nào?
Với một số người thì thuật ngữ tim nhân tạo còn khá xa lạ, vậy tim nhân tạo là gì, nó sẽ đem đến những triển vọng mới gì trong việc điều trị cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối?
1. Tim nhân tạo - cơ hội mới cho những bệnh nhân phải thay tim
Trái tim nhân tạo là thành quả nghiên cứu hơn 25 năm qua của Giáo sư Alain Carpentier - trưởng khoa phẫu thuật tim bệnh viện Georges Pompidou, nước Pháp và do hãng Carmat sản xuất. Trái tim nhân tạo này có khả năng bắt chước hoạt động co bóp của cơ tim và chứa các cảm biến thích ứng với quá trình tuần hoàn máu theo hoạt động của bệnh nhân. Giáo sư Carpentier cũng là người sáng chế phương thức thay van tim nhân tạo mà hiện trên thế giới vẫn đang dùng.
Trước quả tim nhân tạo Carmat của GS Alain Carpentier thì quả tim nhân tạo Jarvik-7 do nhà khoa học Xô Viết Vladimir Demikhov tạo ra cũng đã được ghép cho người. nhưng Jarvik-7 thực sự không thể gọi là tim nhân tạo vì thiết bị này làm bằng nhôm và polyurethane, nối với một chiếc máy nén nặng 400 pound (181kg) khiến người bệnh bị cố định lại một chỗ cùng với rất nhiều nguy cơ khác sau khi thực hiện ghép tim như nhiễm trùng, cục máu đông...
Không hài lòng với việc tạo ra Carmat, GS Carpentier cho biết ông cùng các cộng sự vẫn đang nghiên cứu cải thiện trái tim hoàn toàn do con người tạo ra nhưng hoạt động giống như trái tim thật (tim sinh học).
Nghĩa là người mang trái tim nhân tạo cũng sẽ cảm thấy hồi hộp, nhịp đập nhanh hơn khi thấy người yêu đến chứ không chỉ là máy bơm máu tạm bợ trong lồng ngực bệnh nhân trong khi chờ đợi được thay tim thật từ ai đó hiến tặng. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể về nhà sống, làm việc bình thường nhiều năm mà không cần dùng thuốc chống thải ghép suốt phần đời còn lại.
2. Quá trình cấy ghép tim nhân tạo diễn ra như thế nào?
Cấy ghép tim là một phẫu thuật mất rất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để quá trình diễn ra thuận lợi cần phải chuẩn bị, thời gian chuẩn bị có khi kéo dài đến vài năm.
Đầu tiên người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn về một trung tâm cấy ghép hoặc tự mình lựa chọn. Khi đến trung tâm này, người bệnh sẽ được đánh giá để xác định xem có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật không. Đánh giá này bao gồm khám sức khỏe, các xét nghiệm, khám sức khỏe tâm thần và cảm xúc.
Nếu người bệnh đủ điều kiện và chấp nhận phương án cấy ghép tim nhân tạo bác sĩ sẽ sắp xếp lịch và tiến hành thực hiện.
Việc cấy ghép tim nhân tạo có thể kéo dài vài giờ, thậm chí lâu hơn. Bệnh nhân sẽ được gây mê và kết nối với một máy hô hấp tim - phổi nhân tạo để cơ thể có thể tiếp cận với lượng máu giàu oxy trong quá trình phẫu thuật.
Sau khi rạch ngực, bác sĩ phẫu thuật sẽ mở xương sườn bằng cách tách xương ngực để làm thủ thuật phẫu thuật thay thế tim. Lúc này trái tim bị bệnh sẽ được thay thế bằng tim nhân tạo.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc giảm đau. Bạn sẽ được kết nối với một máy thở để trợ giúp hô hấp và ống thoát để loại bỏ chất lỏng xung quanh phổi và tim. Dịch lỏng và thuốc sẽ được truyền qua tĩnh mạch để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Sau vài ngày nằm ở khoa hồi sức đặc biệt (ICU), bạn sẽ được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và ở đó một vài tuần.
Sau khi ra viện, người bệnh vẫn cần được giám sát chặt chẽ, do đó bạn cần ở gần trung tâm ít nhất 3 tháng. Sau đó, bệnh nhân có thể trở về nhà khi việc theo dõi ít thường xuyên hơn và họ có đủ sức khỏe để di chuyển.
3. Cấy ghép tim nhân tạo ở Vinmec thêm cơ hội cho những bệnh nhân suy tim
Mới đây nhất Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã tiến hành cấy ghép thành công tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất (HVAD) cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, giúp người bệnh kéo dài cuộc sống chất lượng thêm 5-7 năm.
Bắt đầu từ thành công của ca ghép tim nhân tạo này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên, đồng thời là bệnh viện thứ 2 tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất (HVAD).
Cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất (HVAD) là kỹ thuật mổ tim hở để cấy ghép một thiết bị bơm máu (hay tim cơ học) vào buồng tim trái. Thiết bị này có chức năng hút máu từ buồng tim trái rồi bơm máu vào động mạch chủ. HVAD hỗ trợ những trường hợp suy tim giai đoạn cuối, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa khác, bằng việc bơm máu cung cấp oxy cho cơ thể, giúp phục hồi tuần hoàn máu. Từ đó giúp bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Ban đầu, dụng cụ hỗ trợ tâm thất - HVAD chỉ được sử dụng như phương pháp điều trị trong giai đoạn bắc cầu chờ ghép tim. Tuy nhiên, gần đây với sự phát triển với công nghệ, HVAD được cải tiến ngày càng nhỏ gọn, người bệnh có thể thuận tiện mang theo pin trong dây thắt lưng hoặc túi xách. Thêm nữa, tuổi thọ của máy ngày càng dài nên được áp dụng như phương pháp điều trị đích.
Trong bối cảnh khan hiếm nguồn tạng hiến tặng như hiện nay, phương pháp cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất HVAD được xem là phương pháp hợp lý thiết thực, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân bị suy tim.
Việc thành công với kỹ thuật tim mạch mũi nhọn tương tự của các trung tâm tim mạch lớn trên thế giới, đã đưa Vinmec đến gần hơn với những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tim nhân tạo của thế giới. Từ đây có thể giúp người mắc bệnh tim tại Việt Nam có thêm cơ hội được điều trị trong nước thay vì phải ra nước ngoài.
Trước kia còn rất nhiều người chưa biết tim nhân tạo là gì, quá trình ghép tim nhân tạo được diễn ra như thế nào, thậm chí nghi ngờ về mức độ thành công của nó khi đem áp dụng trên các bệnh nhân. Những thành công của ca ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất (HVAD) tại Vinmec mới đây đã mở ra một hướng đi mới trong điều tị các bệnh suy tim giai đoạn cuối bằng công nghệ hiện đại ngay tại Việt Nam. Rất nhiều người bị suy tim đã có hy vọng được sở hữu một trái tim cơ học với chất lượng cuộc sống tốt hơn từng ngày.
Xem thêm:
- Top 5 thực phẩm tốt cho tim mạch
- 3 địa chỉ khám bệnh Tim uy tín tại Hà Nội
- Báo động đỏ kịp thời cứu sống bệnh nhân vỡ tim do tai nạn giao thông