Tìm hiểu về ung thư đại tràng từ A đến Z
Ung thư đại tràng là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao. Đây là loại ung thư hay gặp đừng hàng thứ 2 ở nữ và thứ 3 ở nam giới và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Tuy nhiên hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng lại thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn.
Tìm hiểu về ung thư đại tràng từ A đến Z
Ung thư đại tràng là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao. Đây là loại ung thư hay gặp đừng hàng thứ 2 ở nữ và thứ 3 ở nam giới và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Tuy nhiên hầu hết các dấu hiệu sớm của bệnh lại thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn.
Nguyên nhân gây ung thư đại tràng
Trong hầu hết các trường hợp bị bệnh, nguyên nhân gây ung thư đại tràng thường không được xác định rõ ràng. Nhưng những người có các yếu tố dưới đây dễ bị mắc bệnh hơn những người không có:
- Bị viêm loét đại tràng nhưng không chữa trị triệt để, chỉ chữa triệu chứng khiến các vết viêm loét ngày càng lan rộng.
- Có ung thư đại trước đó, mặc dù đã cắt bỏ hết đoạn ruột bị ung thư nhưng dễ bị ung thư ở vị trí khác trên đại tràng.
- Có tiền sử bị polyp đại tràng: Có vài loại polyp làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng, nhất là polyp có kích thước lớn hoặc có nhiều polyp.
- Có tiền sử mắc bệnh đường ruột như bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn làm tăng nguy cơ mắc ung thư này. Khi bị các bệnh này, đại tràng thường bị viêm kéo dài và niêm mạc có thể bị loét. Những trường hợp này này cần được làm xét nghiệm theo dõi nhiều lần.
- Tiền sử di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh và polyp đại tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, nhất là khi ung thư xảy ra trước tuổi 60.
- Chế độ ăn: Thức ăn chứa nhiều mỡ, nhất là mỡ động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
- Ít vận động, béo phì, uống nhiều rượu bia
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá dễ bị ung thư phổi nhưng nghiên cứu gần đây còn cho thấy người hút thuốc lá còn chết vì ung thư đại tràng nhiều hơn người không hút.
Ngoài ra một số yếu tố sau đây cũng được xem là nguy cơ gây bệnh
- Lớn tuổi: PBệnh Ung thư đại tràng có thể xảy ra ở những người trẻ, nhưng ít hơn.
- Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn người ở các chủng tộc khác.
- Người từng bị ung thư đại trực tràng hoặc polyp có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng trong tương lai.
- Hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm FAP (hội chứng đa polyp tuyến di truyền) và HNPCC (Ung thư Đại trực tràng Di truyền Không do Polyp).
- Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo, ít chất xơ.
- Những người bị bệnh tiểu đường và kháng insulin.
- Những người béo phì có nguy cơ gia tăng ung thư đại tràng so với người có trọng lượng bình thường.
- Từng xạ trị vùng bụng để điều trị bệnh ung thư trước đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các dấu hiệu cảnh báo
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Có máu trong phân
- Cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục
- Phân mỏng, hẹp
- Đau bụng
- Thiếu máu
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi, suy nhược
- Đầy hơi, ợ nóng
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi bị ung thư có người còn sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần...
Ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn, phân loại dựa trên cấu trúc của đại tràng và cách tế bào lây lan từ đại tràng đến các bộ phận khác của cơ thế.
Giai đoạn 1
Là giai đoạn sớm nhất của ung thư đại tràng, khi đó ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng. Các tế bào ung thư mới chỉ phát triển trong các lớp của đại tràng, được gọi là niêm mạc và cận niêm mạc.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan ra ngoài đại tràng và di căn tới các khu vực khác trong đại tràng. Giai đoạn này lại được chia thành 3 giai đoạn nhỏ 2A, 2B và 2C, dựa trên việc tế bào ung thư lây lan ra bao xa.
- Giai đoạn 2A: các tế bào thường nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng.
- Giai đoạn 2B: tế bào ung thư vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng tới niêm mạc bao quanh cơ quan ổ bụng.
- Giai đoạn 2C: Tế bào ung thư có thể di chuyển tới sát những cơ quan hoặc cấu trúc này.
Giai đoạn 3
Là giai đoạn các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được chia thành 3A, 3B và 3C dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư:
- Giai đoạn 3A là giai đoạn hạch bạch huyết gần với đại tràng bị ảnh hưởng.
- Nếu có 2-3 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng là giai đoạn 3B và
- Nếu có trên 4 hoặc các hạch bạch huyết ở xa bị ảnh hưởng thì được xếp vào giai đoạn 3C.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.
- Khi các cơ quan ở gần như gan hoặc phổi bị ảnh hưởng được gọi là giai đoạn 4A
- Nếu các tế bào ung thư di căn tới một hoặc nhiều cơ quan ở xa thì ung thư đã chuyển sang giai đoạn 4B.
Làm cách nào phát hiện được bệnh ung thư đại tràng?
Tầm soát sớm
Tầm soát ung thư là biện pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể. Cần tiến hành tầm soát sớm ung thư đại tràng với những đối tượng:
- Người trên 40 tuổi.
- Người dưới 40 tuổi có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng
- Người có hội chứng đa polyp tuyến di truyền (FAP)
- Người mắc các bệnh Crohn và bệnh viêm ruột mạn tính
- Người bị viêm loét đại tràng không được điều trị triệt để
- Những người có triệu chứng nghi ngờ ung thư đại trực tràng như: có máu trong phân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân hẹp hơn bình thường...
Thăm khám, chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng nhằm tìm hiểu về tiền sử bản thân và gia đình người bệnh, sờ nắn vị trí đau đại tràng để tìm kiếm khối u.
Tiếp đó người bệnh cần được làm các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán chính xác bệnh như:
- Nội soi đại tràng xích - ma bằng ống mềm có đèn đi qua đường trực tràng lên đại tràng, quá trình nội soi nếu phát hiện polyp thì sẽ cắt bỏ trước khi ung thư. Chụp cắt lớp đại tràng để tìm các tổn thương bất thường của đại tràng.
- Xét nghiệm máu để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA
- Ngoài ra, người bệnh có thể làm các xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT). Nếu trong phân có máu sẽ tiếp tục làm các xét nghiệm khác để kiểm tra nguyên nhân chảy máu, tìm polyp hay ung thư.
- Xét nghiệm DNA phân giúp tìm kiếm tế bào ung thư hoặc polyp tiền ung thư.
- Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát toàn diện đại tràng xem có sự hiện diện của các khối u và các tế bào ung thư không.
- Siêu âm, chụp CT/MRI/PET: Giúp xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u, xác định khối u có di căn không để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Sinh thiết: Sinh thiết có thể được thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng, hoặc được thực hiện trong quá trình phẫu thuật.
Phương pháp điều trị
Ung thư đại tràng có thể được điều trị bằng một trong phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dùng thuốc, hay kết hợp một hoặc nhiều phương pháp kể trên. Các phương pháp điều trị được chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Ở giai đoạn đầu khi được chẩn đoán có khối u ung thư, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần đại tràng bị bệnh. Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn này hầu như không có nhiều trường hợp tái phát.
Nếu bệnh ở giai đoạn II và III, thường được điều trị bằng hóa trị, xạ trị và phẫu thuật tùy theo sức khỏe của bệnh nhân. Vì chỉ phẫu thuật không thể tiêu diệt triệt để tế bào ung thư và khả năng tái phát vẫn khá cao. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện các cuộc kiểm tra cũng như các xét nghiệm cần thiết. Liệu pháp có thể kéo dài khoảng hơn 1 tháng (6 tuần). Hóa trị trước phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước của khối u, hoặc loại bỏ hẳn khối u và không cần thực hiện phẫu thuật nữa.
Phương pháp điều trị ở giai đoạn IV (giai đoạn cuối, giai đoạn di căn). Hầu như không thể chữa khỏi, các hình thức như phẫu thuật, hay hóa-xạ trị chỉ có thể giảm đau và kéo dài thời gian sống của người bệnh mà thôi.
Hy họng qua những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được ung thư đại tràng là gì, những dấu hiệu cảnh báo sớm cùng các phương pháp giúp tầm soát và phát hiện sớm bệnh. Để từ đó có hướng điều trị đúng đắn tích cực, tăng thêm cơ hội sống khỏe mạnh cho các bệnh nhân.
Xem thêm:
- Ung thư đại trực tràng - những điều bạn cần biết
- Thời gian sống của bệnh nhân ung thư đại tràng di căn
- Ung thư đại trực tràng có chữa khỏi không?