Tìm hiểu về thuốc giục sinh

vì một số lý do, bác sĩ sẽ phải can thiệp để giúp bạn có được cuộc vượt cạn an toàn. Trong đó có biện pháp phổ biến nhất là giục sinh. Vậy giục sinh là gì? Khi nào thì cần dùng phương pháp giục sinh? Quá trình giục sinh diễn ra như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu về thuốc giục sinh trong bài viết này.

Tìm hiểu về thuốc giục sinh Tìm hiểu về thuốc giục sinh

Các mẹ bầu đều muốn quá trình vượt cạn của mình diễn ra suôn sẻ, tự nhiên nhưng

1. Giục sinh là gì?

Để tìm hiểu về thuốc giục sinh, trước hết chúng ta sẽ xem giục sinh là gì.

Trường hợp quá trình chuyển dạ của bạn không tự bắt đầu thì bác sĩ sẽ đề nghị việc dùng một số thuốc cũng như kỹ thuật nhất định để kích thích tử cung co thắt.

Phương pháp giục sinh được thực hiện khi những rủi ro của thai kỳ kéo dài cao hơn so với những rủi ro do việc giục sinh đem lại cho bạn và bé. Chẳng hạn như bạn mang thai quá ngày dự sinh 1-2 tuần mà không có dấu hiệu chuyển dạ thì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi sẽ kém dần. Ngoài ra, nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy ra cũng rât cao.

Do đó, bác sĩ sẽ không chờ cho đến lúc bạn chuyển dạ tự nhiên mà sẽ sử dụng thuốc hoặc các thủ thuật y khoa để giúp cho quá trình sinh nở của bạn diễn ra sớm hơn.

vicare.vn-tim-hieu-ve-thuoc-giuc-sinh-body-1

2. Khi nào mẹ bầu cần giục sinh?

Một vấn đề mà bạn cần nắm được khi tìm hiểu về thuốc giục sinh là khi nào thì bà bầu cần giục sinh.

Cứ 4 phụ nữ mang thai thì lại có 1 người phải sử dụng biện pháp giục sinh. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng phương pháp giục sinh trong những trường hợp sau:

  • Qua ngày dự sinh từ 1 – 2 tuần bởi sau 41 tuần thì bà bầu và thai nhi có nguy cơ bị biến chứng cao.
  • Nước ối đã vỡ mà quá trình chuyển dạ vẫn chưa bắt đầu. Lý do là khi nước ối vỡ thì bạn và bé có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Tuy nhiên, đôi khi ở trong tình huống này bạn chưa cần phải sử dụng đến các biện pháp giục sinh, tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc này.
vicare.vn-tim-hieu-ve-thuoc-giuc-sinh-body-2
  • Bà bầu có vấn đề về sức khỏe có thể khiến bản thân hoặc bé gặp nguy hiểm. Nếu thai phụ bị các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao hay tiền sản giật hoặc sản giật thì bác sĩ sẽ chỉ định giục sinh.
  • Các xét nghiệm cho thấy bé gặp vấn đề về sức khỏe như bé không phát triển bình thường, bé có nhịp tim bất thường, lúc này bác sĩ sản khoa cũng sẽ cân nhắc đến trường hợp sử dụng thuốc giục sinh

3. Quá trình giục sinh thực hiện thế nào?

Khi tìm hiểu về thuốc giục sinh, thì quá trình giục sinh thực hiện như thế nào cũng là câu hỏi của nhiều người.

Có rất nhiều phương pháp giục sinh khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng tử cung cũng như tình trạng sức khỏe và tính khẩn cấp thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp.

Thông thường, nếu bà bầu cần giục sinh mà cổ tử cung vẫn chưa giãn ra thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc giục sinh chứa prostaglandins vào trong âm đạo. Thuốc giục sinh sẽ giúp kích thích cổ tử cung mềm ra, từ đó sẽ tạo ra sự co bóp đủ để bạn bắt đầu chuyển dạ. Trong trường hợp prostaglandins không giúp bạn chuyển dạ thì bác sĩ sẽ tiếp tục tiêm thuốc Pitocin truyền qua tĩnh mạch. Pitocin sẽ giúp kích thích quá trình chuyển dạ hoặc tăng cường sự co bóp.

Giục sinh là phương pháp cần thiết trong trường hợp sức khỏe bà bầu và thai nhi có vấn đề và là biện pháp nhân tạo giúp hình thành các cơn co tử cung. Sử dụng thuốc giục sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí thông minh của bé cưng trong bụng nên bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc giục sinh khi được bác sĩ chỉ định.

Xem thêm:

  • Liệu có phải đầu vú thâm do quan hệ tình dục nhiều?
  • Nguyên nhân nữ giới thường buồn tiểu trong quan hệ tình dục
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ tình dục