Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh - Sudden Infant Death Syndrome (SIDS), là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ trong khoảng từ 1 tháng - 1 tuổi. Có đến 90% số ca đột tử xảy ra với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Vậy thì hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh là gì, và bạn cần biết gì về chứng đột tử này? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS) Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh - Sudden Infant Death Syndrome (SIDS), là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ trong khoảng từ 1 tháng - 1 tuổi. Có đến 90% số ca đột tử xảy ra với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng. Vậy thì hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh là gì, và bạn cần biết gì về chứng đột tử này? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Theo số liệu thống kê tại Mỹ, mỗi năm trung bình có đến hơn 2000 trẻ chết không rõ nguyên nhân. Trong đó có đến 90% trẻ đột tử nằm trong nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ đột tử ở trẻ tăng từ 6% năm 1993 lên 16% tại năm 2003 số lượng trẻ tử vong hàng năm. Như vậy để thấy hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh không phải là một hiện tượng cá biệt của riêng trẻ nào mà là một vấn đề nghiêm trọng mà bất kì trẻ nào cũng có khả năng mắc phải.

Ngoài ra, các thống kê cũng cho thấy, các bé nam thường gặp SIDS nhiều hơn với các bé nữ. Dường như hội chứng này có liên quan đến các mùa trong năm. Theo đó, vào mùa lạnh các trường hợp SIDS có xu hướng tăng cao hơn các mùa nóng. Trong một số nghiên cứu khác cũng cho biết, người Mỹ Phi, người Mỹ gốc Ấn, gốc Alaska thường có tỉ lệ SIDS cao hơn là người gốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, gốc Á và gốc châu Âu.
vicare.vn-tim-hieu-ve-hoi-chung-dot-tu-khi-ngu-o-tre-so-sinh-sids-body-1

Tỷ lệ mắc SIDS cao hơn vào mùa lạnh.

1. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh?

Đã có rất quan tâm nghiên cứu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên cho đến ngày nay các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh ở trẻ là gì.

Hầu hết chuyên gia sau khi nghiên cứu đều tin rằng hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh xảy ra khi em bé ở trong tình trạng dễ tổn thương (các chức năng của tim, hô hấp và khả năng thức tỉnh của bé chưa phát triển một cách đầy đủ hoặc là phát triển bất thường). Vì thế khi bé gặp một số yếu tố gây ức chế nhất định như là ngủ nằm sấp, hoặc nằm trên đệm lót mềm... trong giai đoạn phát triển nhạy cảm này sẽ khiến một trong số các bộ phận trên tổn thương gây tử vong

Ngoài ra vào tháng 2/2010 một nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã nêu thêm một giả thiết khác, dựa trên nghiên cứu này các nhà nghiên cứu thấy rằng những trẻ sơ sinh bị hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh có mức serotonin ở vùng thân não thấp hơn bình thường. Trong đó Serotonin là chất giúp điều hòa hơi thở, nhịp tim, và áp suất của máu trong giấc ngủ.
vicare.vn-tim-hieu-ve-hoi-chung-dot-tu-khi-ngu-o-tre-so-sinh-sids-body-2

2. Những trẻ nào có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn bình thường?

Dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh nhưng theo nghiên cứu có một số yếu tố nguy cơ ở trẻ đã được xác định, bao gồm:

  • Bé sinh non hoặc là có cân nặng khi sinh thấp, bé càng ra đời sớm hơn ngày dự sinh bao nhiêu thì sẽ có nguy cơ bị SIDS càng cao bấy nhiêu.

  • Bé sinh ra bởi các bà mẹ nhỏ hơn 20 tuổi dễ bị SIDS hơn so với các bé khác.

  • Bé có nhiều anh chị em, đặc biệt là anh chị em rất gần tuổi nhau vì khoảng thời gian giữa hai thai kỳ càng ngắn thì nguy cơ bé bị SIDS càng cao.

  • Những bé đã phải trải qua những vấn đề nghiêm trọng, đe dọa rõ ràng đến tính mạng của bé như ngưng thở, trở nên tím tái, người mềm oặt hoặc phải thực hiện hồi sức cấp cứu... sẽ có nguy cơ SIDS cao hơn bình thường.

  • Yếu tố chủng tộc cũng có vai trò nhất định. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra tỷ lệ trẻ bị SIDS cao nhất là ở các bé gốc Phi và gốc thổ dân bản địa, thấp nhất ở các bé gốc Á và Hispanics.

  • Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng bé nằm ngủ sấp khiến nguy cơ một số nhóm người nhất định bị tăng lên.

  • Ngoài ra các bé trai, dù ở bất kỳ chủng tộc nào, cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các bé gái. Tỷ lệ chênh lệch là 1,5/1.
vicare.vn-tim-hieu-ve-hoi-chung-dot-tu-khi-ngu-o-tre-so-sinh-sids-body-3

Trẻ sinh non rất dễ mắc hội chứng đột tử khi ngủ.

3. Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh không có liên quan đến vắc xin?

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị SIDS trùng với thời điểm tiêm chủng. Điều này đã khiến cho dư luận băn khoăn và nghi ngờ tiêm chủng cũng là một nguyên nhân dẫn đến SIDS ở trẻ. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh những nghi ngờ trên đều là những nghi ngờ vô căn cứ.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau trong việc tìm kiếm mối liên hệ giữa vắc xin và SIDS. Kết quả điều tra đều cho thấy vắc xin hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng SIDS. Đối với các phản ứng của cơ thể trẻ trong tiêm chủng, các bác sỹ chuyên khoa cũng đã khẳng định: chỉ có vài tác dụng phụ có thể xảy ra như là đau, sốt phát ban, cao hơn nữa là sốc phản vệ, những hiện tượng này chỉ xảy ra vài ngày rồi sẽ chấm dứt.

Trên đây là một vài điều bạn nên biết về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hội chứng này, từ đó có thêm thông tin cho bản thân và có cách phòng ngừa SIDS cho con tốt hơn.
>>> Xem thêm: Lưu ý vàng để phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh