Tìm hiểu về căn bệnh tiêu chảy có lây không

Tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hóa rất phổ biến ở nước ta. Tiêu chảy thường không làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh tuy nhiên nếu không có cách điều trị bệnh rất dễ phát nặng, gây biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bị. Rất nhiều người thường thắc mắc bệnh tiêu chảy có lây không và nếu lây thì lây qua con đường nào?. Bài viết sau đây của HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tìm hiểu về căn bệnh tiêu chảy có lây không Tìm hiểu về căn bệnh tiêu chảy có lây không

Tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hóa rất phổ biến ở nước ta. Tiêu chảy thường không làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh tuy nhiên nếu không có cách điều trị bệnh rất dễ phát nặng, gây biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bị. Rất nhiều người thường thắc mắc bệnh tiêu chảy có lây không và nếu lây thì lây qua con đường nào?. Bài viết sau đây của HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tiêu chảy là bệnh gì?

Bệnh tiêu chảy có tên tiếng Anh là Diarrhea, là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng trong từ ba lần hoặc là nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Bệnh được chia làm hai dạng là tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra. Các trường hợp mắc bệnh do nhiễm trùng thường là do người bệnh ăn thức ăn hoặc là uống nước đã bị nhiễm khuẩn từ phân hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp từ người mắc bệnh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây tiêu chảy không do nhiễm khuẩn như là tăng năng tuyến giáp, bệnh viêm dạ dày, viêm đường ruột, không dung nạp lactose, do một số loại thuốc hoặc do hội chứng ruột kích thích.
>>> Xem thêm: 4 nguyên nhân hiếm gặp của bệnh tiêu chảy
vicare.vn-benh-tieu-chay-co-lay-khong-va-neu-co-thi-lay-qua-con-duong-nao-body-1

Tiêu chảy là bệnh nhiễm trùng đường ruột, có biểu hiện đi ngoài phân lỏng.

Bệnh tiêu chảy có lây không?

Có thể khẳng định bệnh tiêu chảy là một chứng bệnh có thể lây lan nhanh và khả năng gây thành dịch lớn là rất cao.

Con đường lây nhiễm của bệnh tiêu chảy

  • Qua ăn uống: Người bị tiêu chảy chủ yếu là do ăn phải các thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy phần lớn những người bị bệnh tiêu chảy đều có liên quan đến việc sử dụng các loại thực phẩm như là mắm tôm, mắm tép, rau sống, hải sản tươi sống, rau quả, tiết canh, thức ăn chế biến sẵn mất vệ sinh hoặc là thức ăn bị ô nhiễm do bị ruồi, nhặng, bụi, gió, tay bẩn.

  • Chất thải của người bệnh: Chất thải của những người bị tiêu chảy đều mang trong mình mầm bệnh và là nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất cho cộng đồng nếu như không được xử lý hợp vệ sinh. Có đến khoảng 75% người nhiễm khuẩn đường tiêu hoá mà không có biểu hiện triệu chứng bệnh cụ thể, và vì thế mà họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường bên ngoài trong vòng 7-14 ngày. Điều này rất nguy hiểm vì nó có thể tạo thành dịch và lây lan trong một cộng đồng lớn nhất là những nơi dùng chung nguồn nước, đồ dùng sinh hoạt, thực phẩm...
vicare.vn-benh-tieu-chay-co-lay-khong-va-neu-co-thi-lay-qua-con-duong-nao-body-2

Làm gì để phòng ngừa sự lây nhiễm của bệnh tiêu chảy?

  • Để ngăn ngừa tiêu chảy do bị nhiễm khuẩn, bạn cần cải thiện điều kiện vệ sinh, uống nước sôi, nước sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt, nguồn nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch, phân của người bị mắc bệnh.

  • Nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời với việc tiêm chủng phòng rotavirus để phòng chống tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

  • Dùng dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS), hoặc là nước sạch với chút muối và đường, kèm với 1 viên kẽm là những phương pháp vừa phòng bệnh vừa có tác dụng điều trị bệnh.

Như vậy với câu hỏi bệnh tiêu chảy có lây không và lây qua con đường nào, hi vọng với những thông tin mà HoiBenh vừa cung cấp bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, từ đó có cách phòng và điều trị bệnh tốt hơn.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để biết con bạn có bị tiêu chảy không?