Tìm hiểu về bệnh xoắn đại tràng
Bệnh xoắn đại tràng có thể phổ biến nhưng lại ít người biết đến. Bệnh có diễn biến nhanh và có thể trở thành bệnh cấp tính. Cần phải phát hiện và xử lý xoắn đại tràng sớm để tránh bị hoại tử ruột.
Tìm hiểu về bệnh xoắn đại tràng
Bệnh xoắn đại tràng có thể phổ biến nhưng lại ít người biết đến. Bệnh có diễn biến nhanh và có thể trở thành bệnh cấp tính. Cần phải phát hiện và xử lý xoắn đại tràng sớm để tránh bị hoại tử ruột.
Bệnh xoắn đại tràng là gì?
Bệnh xoắn đại tràng là bệnh cấp tính vùng ổ bụng, xảy ra khi đại tràng bị xoắn lại, gây tổn thương đại tràng, có thể dẫn đến tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ. Kết quả là đại tràng bị hoại tử. Tình trạng xoắn đại tràng càng được phát hiện sớm thì càng tốt.
Thể xoắn đại tràng thường gặp nhất là xoắn đại tràng sigma, chiếm khoảng 8% các trường hợp bị tắc ruột ở mọi lứa tuổi. Chưa rõ nguyên nhân gây ra xoắn đại tràng sigma. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể là do cấu tạo giải phẫu đại tràng của một số người dễ dẫn đến xoắn đại tràng. Một số người có thể bị xoắn đại tràng do bị táo bón.
Một thể ít gặp hơn là xoắn manh tràng, chiếm khoảng 1-3% nguyên nhân gây tắc ruột. Nguyên nhân gây xoắn manh tràng thường là do u vùng chậu, hoặc xảy ra với phụ nữ có thai, những người thường xuyên ăn quá no.
Dấu hiệu của bệnh xoắn đại tràng
Khi bắt đầu có biểu hiện, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội vùng dưới rốn, có thể lan tới toàn vùng bụng. Kèm theo là triệu chứng nôn ói, và táo bón. Khi nhìn vào vùng bụng, có thể thấy bụng phình to. Nếu bụng phình về phía bên phải là do xoắn manh tràng, phình to phía bên trái là xoắn đại tràng sigma. Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể có các triệu chứng sốc do tắc nghẽn mạch máu: mạch đập nhanh, tụt huyết áp, khó thở, sốt...
Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ phải dựa vào các triệu chứng và chụp X-quang để phân biệt giữa xoắn đại tràng sigma với xoắn manh tràng, và các bệnh có triệu chứng tương tự như ung thư đại trực tràng, lồng ruột.
Điều trị xoắn đại tràng
Điều trị bảo tồn:
Phương pháp này được sử dụng với bệnh nhân đến sớm, và biết chắc chưa bị hoại tử ruột, hoặc bệnh nhân trên 60 tuổi bị xoắn đại tràng lần đầu. Bệnh nhân nằm ở tư thế gối ngực, một ống thông cao su sẽ được đưa vào trực tràng để giúp tháo hơi và phân, chuẩn bị cho mổ phiên.
Điều trị phẫu thuật:
Với bệnh nhân không tháo xoắn được hoặc có dấu hiệu bị hoại tử hoặc tắc nghẹt ruột thì cần phải xử lý ngay bằng phẫu thuật.
Biện pháp phòng xoắn đại tràng
Phòng bệnh xoắn đại tràng quan trọng nhất là phòng táo bón và tránh ăn quá no. Để phòng tránh táo bón, cần đảm bảo uống đủ nước. Đối với trẻ em còn nhỏ, đảm bảo cho các bé uống thêm nước sau mỗi bữa ăn. Tốt nhất là uống nước cam, nước chanh. Với trẻ lớn hơn và người lớn, thường xuyên tự nhắc nhở bản thân uống nước. Với người lớn và người cao tuổi, phải uống ít nhất là 1 lít nước một ngày. Vào những ngày hè nắng nóng, dễ mất nước, cần uống 2 lít nước một ngày. Với mọi lứa tuổi, cần phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ, giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
Phòng tránh xoắn đại tràng bằng cách ăn uống vừa phải, dừng lại trước khi no. Việc ăn uống vừa phải cũng sẽ giúp tránh bệnh béo phì và các bệnh mãn tính khác.
Xem thêm:
- Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
- Địa chỉ nội soi đại tràng tốt ở TP. HCM
- Chế độ ăn uống như thế nào được coi là lành mạnh?