Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt
Lẹo mắt là một trong những bệnh về mắt thường gặp ở nhiều người, dù lẹo mắt không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị sẽ khiến bệnh dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng xấu đến vùng mắt. Vậy phải làm sao để phát hiện được bệnh và chữa mụt lẹo ở mắt, bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh lẹo mắt.
Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt
Lẹo mắt là một trong những bệnh về mắt thường gặp ở nhiều người, dù lẹo mắt không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc và điều trị sẽ khiến bệnh dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng xấu đến vùng mắt. Vậy phải làm sao để phát hiện được bệnh và chữa mụt lẹo ở mắt, bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh lẹo mắt.
1. Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là tình trạng viêm tuyến bã ở bờ mi, quanh chân lông mi, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Bệnh gây đau nhức khó chịu ở bờ mi, kết phù nề mi mắt làm cho bệnh nhân khó khăn khi nhìn. Mụn lẹo có thể hình thành ở mặt trong hoặc mặt ngoài mí mắt, thường đi kèm với mủ. Lẹo mắt thường rất dễ phát hiện bằng mắt thường, trong nhiều trường hợp, mụt lẹo cũng có thể tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp nặng hơn cần phải có sự chăm sóc của các bác sĩ.
2. Nguyên nhân gây lẹo mắt?
Lẹo mắt thường gây ra bởi sự kết hợp giữa tuyến dầu bị tắc và vi khuẩn tích tụ ngay dưới bề mặt da. Khi điều kiện thích hợp, các vi khuẩn phát triển quá nhanh, và dẫn tới mọc mụn gây ra lẹo mắt. Bên cạnh nguyên nhân chính là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như Staphylococcus xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây nên, thì lẹo mắt còn có thể phát sinh hoặc lây lan từ các nguyên nhân như:
- Viêm mi mắt
- Sử dụng khăn chung với người khác
- Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng
3. Triệu chứng của bệnh lẹo mắt
Lẹo mắt và chắp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có xu hướng tái diễn theo thời gian. Lẹo mắt thường hình thành ở bên ngoài và bên trong mắt. Đối với ở bên ngoài được hình thành từ 1 mụn nhỏ bên cạnh phần lông mi. Nó thường có màu đỏ, tình trạng sưng và đau có thể kéo dài vài ngày trước khi mụn ấy vỡ ra và tự lành lại. Mụn lẹo mắt ở bên ngoài mắt cũng có trường hợp nhẹ và nhanh khỏi, tuy nhiên cũng có trường hợp cần phải nhờ tới sự chữa trị của các bác sĩ.
Còn mụn lẹo mắt ở dưới mí mắt cũng có màu đỏ, sưng và đau, đầu mụn thường có màu trắng, có mủ và xuất hiện trên mí mắt. Các mụn lẹo mắt có thể biến mắt sau khi hết nhiễm trùng hoặc thể để lại u nang chứa đầy dịch lỏng. Nếu tuyến ở mắt bị tắc thì tình trạng lẹo mắt vẫn tiếp tục kéo dài, vết sẹo sẽ phát triển xung quanh tuyến bị sưng và tình trạng đau thuyên giảm nhưng vẫn bị u. U này có tên gọi là Chắp mắt. Lẹo mắt và chắp thường là không gây tổn thương nghiêm trọng đến mắt và rất hiếm khi ảnh hưởng tới nhãn cầu và thị lực. Tuy nhiên trong một số các tình huống hiếm gặp, chúng có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng và được gọi là viêm mô tế bào, tình trạng này rất nghiêm trọng.
4. Những nguy cơ gây mắc lẹo mắt
Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh lẹo mắt:
- Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi thay kính áp tròng hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào mắt.
- Không tẩy trang mắt và để lớp trang điểm trên mắt qua đêm.
- Sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng gây nên dị ứng.
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác
- Những người đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính rất dễ bị tái phát bệnh.
5. Điều trị lẹo mắt
Để chữa lẹo mắt, bạn có thể đặt túi chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 15 phút vài lần trong ngày sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt bị chặn và mở các tuyến dầu. Chườm ấm còn giúp đỡ đỏ và sưng mí mắt.
Những tình trạng lẹo nghiêm trọng hơn bạn hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được chăm sóc. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn nếu mụt lẹo bị nhiễm trùng. Thông thường thuốc kháng sinh được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp tiêu sưng. Thỉnh thoảng các thuốc giảm đau không kê toa có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng bị sưng để mủ chảy ra nếu lẹo mắt không có dấu hiệu thuyên giảm.
6. Phòng ngừa bệnh lẹo mắt
Để phòng và điều trị bệnh lẹo mắt hiệu quả, bạn nên thực hiện những thói quen sinh hoạt sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, không dụi mắt của bạn vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.
- Đeo kính an toàn mỗi khi bạn đang ở bên ngoài để tránh khói bụi, đặc biệt khi bạn làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ.
- Tránh tiếp xúc với những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng.
- Tẩy trang mắt sạch sau khi trang điểm mắt. Thay mascara 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.
- Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau, hoặc dụng cụ trang điểm mắt với người khác.
- Không tự ý nặn mụn lẹo mắt vì sẽ gây lây lan nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng kính áp tròng cho đến khi lẹo mắt hoàn toàn khỏi hẳn.
- Nên kiêng rượu, thuốc lá, tỏi, hành lá, ớt, hẹ, thịt dê, thịt chó..., để giúp bệnh mau chóng hồi phục.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bài viết tìm hiểu về bệnh lẹo mắt. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó biết cánh điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
- Điểm tên thuốc trị mụn lẹo ở mắt đáng lưu ý hiện nay
- Những cách điều trị lẹo mắt hiệu quả
- Nên dùng thuốc uống chữa bệnh khô mắt nào thì tốt?