Tìm hiểu về bệnh kawasaki ở trẻ em
Bệnh kawasaki ở trẻ em là một chứng bệnh ít được nhắc tới và hiếm gặp do vậy phụ huynh thường không có kiến thức hoặc chủ quan về căn bệnh này. Tuy nhiên, biến chứng của nó lại rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng Vicare tìm hiểu với bài viết dưới đây
Tìm hiểu về bệnh kawasaki ở trẻ em
Bệnh kawasaki ở trẻ em là một chứng bệnh ít được nhắc tới và hiếm gặp do vậy phụ huynh thường không có kiến thức hoặc chủ quan về căn bệnh này. Tuy nhiên, biến chứng của nó lại rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao? Điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ em như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu với bài viết dưới đây
1. Bệnh kawasaki ở trẻ em là gì
Bệnh kawasaki ở trẻ em do một bác sĩ người Nhật tên là Tomisaku Kawasaki phát hiện ra vào năm 1967. Đây là căn bệnh nguy hiểm hay gặp ở trẻ em, đặc biệt tỷ lệ mắc càng lớn ở những trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Bệnh gây viêm hệ mạch máu trong cơ thể bao gồm cả động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, gây ra những biến chứng nguy hiểm như: phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành và là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về tim mạch ở trẻ nhỏ.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh kawasaki ở trẻ em
Hiện nay, chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính gây ra bệnh kawasaki ở trẻ em. Một số giả thuyết cho rằng chính vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng như sự di truyền trong gia đình làm tăng nguy cơ mắc bệnh kawasaki ở trẻ em
3. Triệu chứng bệnh kawasaki ở trẻ em
Khi trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ bởi rất có thể đây là những triệu chứng của bệnh Kawasaki.
- Sốt cao kéo dài liên tục 5 ngày hoặc hơn.
- Viêm kết mạc 2 bên dẫn đến phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ.
- Bong rộp da ở miệng, các đầu các ngón tay, ngón chân.
- Nổi hạch ở cổ, góc hàm, không hóa mủ.
- Các triệu chứng sưng, phù và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Ngoài ra bệnh kawasaki ở trẻ em còn có những triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, vàng da, túi mật to, gan to...
Để có thể đưa ra chẩn đoán xác định bệnh kawasaki ở trẻ em, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm như: Tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm men gan, điện tâm đồ, siêu âm tim...
4. Điều trị bệnh kawasaki ở trẻ em
Bệnh kawasaki ở trẻ em gây sốt cao, vì vậy việc đầu tiên là phải hạ sốt cho trẻ. Sau đó, tiếp tục điều trị các triệu chứng và phòng biến chứng trên tim mạch đặc biệt là trên mạch vành.
Chỉ định dùng thuốc ngay khi có chẩn đoán.
- Aspirin
Liều (chống viêm): 50 – 80 mg/kg /24 giờ , chia 3 lần.
Thời gian dùng: đến hết ngày thứ 14 của bệnh hoặc dùng thêm 3 ngày sau khi cắt cơn sốt cuối cùng.
Liều duy trì: 3-7 mg/kg/ ngày trong 6-8 tuần
- Gamma globulin miễn dịch (Immuno Globuline tĩnh mạch – IVIG):
Hiệu quả điều trị tốt và ngăn chặn thương tổn động mạch vành khi sử dụng sớm trong điều trị kawasaki ở trẻ em
Tổng liều 2 gram/kg có thể truyền tĩnh mạch một lần liên tục trong 10-12 giờ, hoặc truyền tĩnh mạch 400 mg/kg/ngày; liên tục 4-5 ngày.
5. Biến chứng bệnh kawasaki ở trẻ em
Đây là loại bệnh nguy hiểm nên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng khôn lường lên tim mạch như: chứng tim to, nhịp tim loạn, suy tim. Đặc biệt là biến chứng viêm tắc và giãn mạch vành, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, trẻ bệnh kawasaki cũng có thể gặp các rối loạn ở khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột.
Bệnh kawasaki ở trẻ em là một chứng bệnh lạ, hiếm gặp. Tỷ lệ tử vong do bệnh gây ra vào khoảng 1% nhưng những biến chứng và sự tổn hại đến tim mạch sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống đứa trẻ sau này. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cungcấp cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về bệnh kawasaki ở trẻ em, từ đó chú ý tới những biểu hiện ở con trẻ, để sớm phát hiện bệnh.
Xem thêm:
- Bệnh Kawasaki
- Vì sao trẻ nhỏ thường viêm nướu?
- Chữa viêm nướu răng cho trẻ nhỏ như thế nào?