Tìm hiểu về bệnh hăm da ở người lớn

Bệnh hăm da ở là tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp. Bệnh hăm da phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh hăm da ở người lớn với các vấn đề như triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng và điều trị bệnh hăm da ở người lớn.

Tìm hiểu về bệnh hăm da ở người lớn Tìm hiểu về bệnh hăm da ở người lớn

Bệnh hăm da ở là tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp. Bệnh hăm da phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh hăm da ở người lớn với các vấn đề như triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng và điều trị bệnh hăm da ở người lớn.

1. Các triệu chứng nhận biết bệnh hăm da

  • Bệnh hăm da ở người lớn có nhiều triệu chứng, bao gồm: Phát ban đỏ hoặc nâu đỏ, da ngứa hoặc chảy nước, có mùi cũng như da nứt hoặc giòn.

  • Bệnh hăm thường xuất hiện ở vùng da gấp nếp, tạo sự cọ xát và giữ ẩm như nách, bên dưới vú hay vùng sinh dục, bụng, giữa các ngón chân, phía trong đùi, vùng bẹn, nếp nhăn vùng cổ hay giữa mông.

Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hăm da thì bạn phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra về tình trạng của nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây bệnh hăm da

Bệnh hăm da thường do các nguyên nhân sau gây ra: độ ẩm, nhiệt, thiếu sự lưu thông không khí, ma sát giữa những chỗ da xếp lại hay mồ hôi, nước tiểu và phân.

Hăm da ở người lớn thường xuất hiện ở nếp gấp da vì đây là vùng da luôn ấm và có xu hướng giữ ẩm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sự phát triển.

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy mắc bệnh hăm da ở người lớn:

  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Người có thanh nẹp hoặc chi giả
  • Người tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm cao
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Vệ sinh cá nhân kém

Bên cạnh đó, các bệnh về da như vảy nến cũng thúc đẩy sự phát triển của bệnh hăm da.

vicare.vn-tim-hieu-ve-benh-ham-da-o-nguoi-lon-body-1
Béo phì cũng có thể gây hăm da

3. Ngăn ngừa và điều trị bệnh hăm da như thế nào?

Bệnh hăm da ở người lớn đòi hỏi bệnh nhân phải giữ vùng hăm da được khô ráo và tiếp xúc với không khí. Người bị hăm da có thể kiểm soát dịch tiết ra bằng miếng gạc rồi sấy khô bằng máy sấy bật ở chế độ mát.

Để điều trị bệnh hăm da ở người lớn, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng kem steroid trong 1 khoảng thời gian ngắn để giảm viêm. Tuy nhiên, nếu vùng hăm da vẫn bị nhiễm trùng thì bạn có thể được chỉ định thêm các loại thuốc kháng nấm cũng như thuốc thoa ngoài chứa kháng sinh hay thuốc mỡ.

Để ngăn ngừa bệnh hăm da, bạn nên:

  • Tắm, lau khô kỹ mỗi ngày để giữ da luôn khô ráo
  • Không mang giày và mặc quần áo chật
  • Mặc áo nịt ngực có hỗ trợ tốt
  • Nếu vùng da ở giữa các ngón chân bị ảnh hưởng thì tốt nhất là nên mang giày hở mũi
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì

Xem thêm:

  • Cách chăm sóc da mặt bị mụn cho nam
  • Nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông ở nữ giới
  • Cách trị rôm sảy cho bé 10 tháng tuổi