Tìm hiểu về bệnh cường giáp bị lồi mắt mà người đẹp Trúc Diễm mắc phải
Bệnh cường giáp là hội chứng phổ biến dễ gặp ở nhiều người, thời gian gần đây vì mắc phải căn bệnh này mà người đẹp Trúc Diễm đã bị giảm sút sức khỏe, nhan sắc và phải điều trị trong thời gian dài do biến chứng bệnh cường giáp bị lồi mắt. Vậy bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào?
Tìm hiểu về bệnh cường giáp bị lồi mắt mà người đẹp Trúc Diễm mắc phải
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể, khi chức năng này bị rối loạn sẽ gây ra hội chứng cường giáp. Bệnh cường giáp biểu hiện rất khó nhất biết vì dễ gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Đây là hội chứng phổ biến dễ gặp ở nhiều người, thời gian gần đây vì mắc phải căn bệnh này mà người đẹp Trúc Diễm đã bị giảm sút sức khỏe, nhan sắc và phải điều trị trong thời gian dài do biến chứng bệnh cường giáp bị lồi mắt. Vậy bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này.
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là một hội chứng, được gây ra bởi các bệnh Basedow - Bệnh cường giáp thường hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp, viêm tuyến giáp... Chứng bệnh gây ra bởi tình trạng cơ thể tăng lượng tiết hormone tuyến giáp chuyển hóa quá mức với các biểu hiện như tim đập nhanh, gầy sút cân...
Bệnh cường giáp biểu hiện như thế nào?
Bệnh cường giáp biểu hiện bao gồm:
- Cơ thể hồi hộp hay bị đánh trống ngực: Người bệnh thường cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, thậm chí đau ngực kèm khó thở.
- Sợ nhiệt độ nóng: Do mức chuyển hóa cao, thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực quá mức.
- Tiêu chảy: Khi có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.
- Run tay: Chứng run tay khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát được mình, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ.
- Bị bướu cổ: Nơi chứa tuyến giáp ở vùng cổ bị phình to, nguyên nhân là do tuyến giáp bị phì đại.
- Sụt cân mất kiểm soát: Người bệnh cường giáp thường bị sụt cân, dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là nhiều hơn người khác, nhận biết có thể sụt nhiều kg trong vòng 1 tháng.
- Đổ mồ hôi nhiều: Người bị bệnh thường xuyên đổ mồ hôi kể cả khi không hề vận động
- Tính nết cáu bẳn dễ cáu giận, lo lắng.
- Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, mất ngủ và đặc biệt là hay mệt mỏi không muốn vận động nhiều.
Bệnh cường giáp có nguy hiểm ra sao?
Nếu không được phát hiện và điều trị đúng lúc, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Biến chứng tim mạch: Vì người mắc bệnh thường gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ. Về lâu dài dễ dẫn tới suy tim.
- Cơn bão giáp: Khi lượng tiết hormone tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị kịp lúc.
- Lồi mắt ác tính: Tình trạng bệnh cường giáp bị lồi mắt là di chứng khá nguy hiểm gây mất thẩm mỹ đối với người bệnh. Tình trạng này do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, và có dấu hiệu hay bị chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc nghiêm trọng.
Những biểu hiện của bệnh cường giáp bị lồi mắt
Khi mắc cường giáp bị lồi mắt, bệnh thường xảy ra ở cả hai mắt, đôi khi một bên mắt sẽ nặng hơn bên còn lại. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng tình trạng này rất hiếm gặp.
Đi kèm với chứng lồi mắt, bệnh nhân cũng rất dễ cảm thấy chói mắt, chảy nước mắt sống, cảm giác như có bụi bay vào mắt hoặc rất nóng rát khó chịu bên trong mắt, không thể nhắm chặt mắt khi ngủ. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị khô và loét giác mạc, đây cũng là nguyên nhân gây nên mù lòa vĩnh viễn.
Làm thế nào khi bị cường giáp lồi mắt?
Hiện nay để điều trị chứng cường giáp bị lồi mắt, được chỉ định có 3 phương pháp điều trị gồm: Sử dụng thuốc Corticoides liều cao, xạ trị và phẫu thuật mắt lồi.
Với những bệnh nhân lồi mắt độ 1, thường không cần phải điều trị.
Những bệnh nhân lồi mắt độ 2, việc điều trị sẽ bao gồm:
- Đeo kính sẫm màu.
- Nhỏ hoặc tra các loại nước mắt nhân tạo nhằm giúp làm dịu giác mạc.
- Nhỏ một loại thuốc nước đặc biệt để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn.
- Các loại thuốc trên đều phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
Những bệnh nhân lồi mắt từ độ 3 trở lên, việc điều trị sẽ phức tạp hơn và khả năng lành bệnh cũng chậm hơn các cấp độ 1, 2:
Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc Corticoides liều cao trong 5 - 7 tuần. Việc sử dụng thuốc cũng sẽ gây ra biến chứng viêm loét dạ dày hoặc gây xuất huyết tiêu hoá và phù do giữ nước.
Xạ trị là liệu pháp dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào vùng hốc mắt: Mặc nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả điều trị lồi mắt trong giai đoạn sớm và không có tác dụng trong giai đoạn sẹo đã hình thành phía sau phần hốc mắt.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh cường giáp bị lồi mắt và phương pháp điều trị, hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các biểu hiện và biến chứng của bệnh, từ đó có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
- Bướu cổ cường giáp phải kiêng ăn gì?
- Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?