Tìm hiểu về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em
Hai chứng bệnh còi xương và suy dinh dưỡng nằm trong top các hiện tượng rất thường gặp ở trẻ em và để lại cho ba mẹ lo lắng. Nhiều người hiện nay vẫn đánh đồng 2 loại bệnh này là 1, vì thế mà không có phương pháp đúng đắn để khắc phục, khiến tình trạng còi xương/suy dinh dưỡng của bé kéo dài. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn về 2 loại bệnh này nhé.
Tìm hiểu về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em
Hai chứng bệnh còi xương và suy dinh dưỡng nằm trong top các hiện tượng rất thường gặp ở trẻ em và để lại cho ba mẹ lo lắng. Nhiều người hiện nay vẫn đánh đồng 2 loại bệnh này là 1, vì thế mà không có phương pháp đúng đắn để khắc phục, khiến tình trạng còi xương/suy dinh dưỡng của bé kéo dài. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết rõ hơn về 2 loại bệnh này nhé.
1. Phân biệt 2 bệnh còi xương và suy dinh dưỡng
Còi xương hay suy dinh dưỡng nhìn chung đều có những dấu hiệu tương tự nhau như bé hay mệt mỏi, ngủ không ngon và thụ động, trẻ chậm phát triển... Do đó mà rất nhiều cha mẹ đã nhầm lẫn giữa 2 chứng bệnh này, dẫn đến việc không chọn đúng phương pháp để khắc phục. Ở phần đầu của bài viết, HoiBenh sẽ lần lượt phân biệt bệnh còi xương và suy dinh dưỡng để bạn dễ dàng nhận biết hơn.
Bệnh còi xương
Theo bác sỹ Đào Thị Yến Thủy – trưởng khoa Dinh dưỡng của bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc – cho biết, chứng còi xương ở trẻ là tình trạng mà cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng canxi, vitamin D và phospho cần thiết, khiến cho xương của bé kém phát triển và dễ bị tổn thương.
Khi bị còi xương, trẻ sẽ có những biểu hiện đặc trưng nhìn từ bên ngoài như:
- Chiều cao thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.
- Thóp lâu đóng (ở trẻ bình thường, thóp sẽ đóng hoàn toàn sau 15 tháng ra đời).
- Tay và chân của bé bị cong, ngực dô.
- Một bên đầu bị móp và không tròn đều.
- Răng bé mọc rất chậm.
- Trẻ ngủ không ngon giấc và hay giật mình, quấy khóc ban đêm.
Chứng bệnh còi xương ở trẻ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp lên xương. Bên cạnh đó, một số chức năng thần kinh của bé cũng bị tác động và nếu tình trạng này kéo dài, sự phát triển của bé sẽ bị hạn chế rất lớn, đặc biệt là ở chiều cao, cân nặng của bé.
Ngoài ra, còi xương nếu không được điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Cong cột sống, dị tật ở xương.
- Các khiếm khuyết về mặt nha khoa.
- Chứng động kinh.
Bệnh suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khi trẻ em bị thiếu hụt một hay nhiều nhóm chất thiết yếu cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Chứng suy dinh dưỡng ở trẻ khá dễ nhận biết, bao gồm một số biểu hiện như:
- Cân nặng không tăng hoặc tăng rất ít, thậm chí cứ mỗi 3 – 6 tháng, bé lại sụt đi 10% cân nặng.
- Tay chân mềm nhũn, bụng to.
- Cơ thể chậm chạp, vận động kém, thường xuyên quấy khóc.
- Thụ động, ít tham gia các trò vui chơi.
Khi bị suy dinh dưỡng, ngoài việc khả năng phát triển của bé kém hơn so với các bạn đồng trang lứa, mà cơ thể của bé còn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bị các bệnh lý như nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường ruột. Mọi cơ quan của bé đều sẽ phát triển kém.
Về vấn đề tinh thần, trí não kém phát triển khiến khả năng giao tiếp, tiếp thu và học hỏi của bé bị giảm sút trầm trọng. Tinh thần của bé cũng từ đó mà trở nên tiêu cực hơn.
2. Các phương pháp khoa học giúp mẹ chăm bé
Chính vì nguyên nhân gây bệnh không giống nhau, nên giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng sẽ có những phương pháp điều trị - khắc phục khác nhau. Bạn không thể chọn giải pháp bệnh còi xương để điều trị cho bé bị suy dinh dưỡng và ngược lại. Vì thế, cần xác định rõ bệnh lý của bé để có cách chăm sóc phù hợp.
Các phương pháp điều trị còi xương
Một trong những nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra chứng còi xương là do sự thiếu hụt Canxi trong cơ thể. Vì thế, hãy chú ý bổ sung cho bé nguồn Canxi cần thiết mỗi ngày là 1000 – 1500mg/ngày. Canxi có nhiều trong sữa, các loại đậu non, bông cải xanh, bí đỏ...
Bên cạnh Canxi, trẻ bị còi xương cần phải được đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin D. Nguồn vitamin D này có trong nhiều loại thực phẩm như dầu cá, nấm hương, lòng đỏ trứng, các loại cá béo, bánh mì, ngũ cốc, nước cam... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cung cấp vitamin D cho bé từ ánh nắng mặt trời.
Tắm nắng là phương pháp tốt nhất hiện nay để cung cấp cho bé hàm lượng vitamin D dồi dào. Hãy để da bé tiếp xúc với nắng mặt trời và khoảng thời gian tốt nhất là trước 7 giờ sáng.
Điều trị - khắc phục chứng suy dinh dưỡng ở trẻ như thế nào?
Ở tình trạng bệnh nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày của bé, chú ý mỗi bữa ăn đều cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt chú ý các chất mà cơ thể bé bị thiếu hụt.
Hãy đưa bé đến bác sỹ dinh dưỡng thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng, cần phải để cho các bác sỹ can thiệp bằng giải pháp Y khoa thích hợp
Qua bài viết này, hy vọng các ba mẹ đã phân biệt rõ 2 chứng bệnh còi xương và suy dinh dưỡng cũng như phương pháp khoa học và phù hợp cho từng chứng bệnh. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng – chăm sóc bé, giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Xem thêm:
- Trẻ còi xương nên uống sữa gì để cải thiện bệnh?
- Những điều nhất định bạn phải biết về bệnh còi xương ở trẻ
- Trẻ sinh thiếu tháng cần bổ sung thêm dinh dưỡng gì?