Tìm hiểu về 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, gây ra những bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống. Để tránh được căn bệnh này, mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức để chủ động phòng chống ngay từ sớm.
Tìm hiểu về 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, gây ra những bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống. Để tránh được căn bệnh này, mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức để chủ động phòng chống ngay từ sớm.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa hoặc chịu tác động tiêu cực dẫn đến bị rách khiến khối nhân nhầy theo vết nứt của vòng sợi đĩa đệm sẽ thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép ống sống, rễ thần kinh gây đau đớn.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Đau nhức tại chỗ: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người bệnh.
Tê bì chân tay: Chân tay tê bì do các rễ thần kinh bị chèn ép.
Teo cơ: các vùng bắp tay và bắp chân cơ bắp không phát triển được và có xu hướng teo lại.
Rối loạn cảm giác: đó là khi cầm nắm một vật gì đấy thì cảm giác không thật.
Chóng mặt đau đầu: Bệnh có thể dẫn tới hiện tượng chèn ép các mạch máu chạy lên để nuôi cấy các tế bào não khiến bạn có cảm giác đầu bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt.
Đau lan xuống chân: Do các dây thần kinh tọa bị chèn ép nên có thể khiến người bệnh đau nhức từ vùng lưng xuống chân.
Hạn chế khả năng vận động: quá trình di chuyển trở nên chậm chạp, khó khăn.
Ngoài ra, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có một số biểu hiện kèm theo như: sốt, mệt mỏi, chán nản, sụt cân,...
Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa tự nhiên: phụ thuộc nhiều vào yếu tố tuổi tác, là vấn đề thường gặp của người trung niên và người già.
Bị thoát vị đĩa đệm do hoạt động sai tư thế: Liên quan đến thói quen nằm, ngồi, bê vác không đúng cách trong quá trình sinh hoạt và làm việc dễ gây ra cong vẹo cột sống, dịch chuyển vị trí của đĩa đệm, phá vỡ cấu trúc bao xơ khiến khả năng đĩa đệm sẽ bị thoát vị cao hơn.
Do chấn thương, tai nạn: Những va đập, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Thừa cân, béo phì: Chế độ ăn uống không khoa học làm trong lượng cơ thể gia tăng khiến cột sống phải chịu một trọng tải lớn.
Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khác: Do lạm dụng chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá,... Bị stress kéo dài, ăn uống thiếu chất...
4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
Đối với bất kỳ bệnh gì, người bệnh càng phát hiện bệnh sớm việc điều trị càng trở nên dễ dàng. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu bạn không phát hiện, không điều trị bệnh sớm việc điều trị dứt điểm sau này sẽ là vô cùng khó khăn, đôi khi phải trải qua quá trình phẫu thuật mới mong hết bệnh mà tỷ lệ tái phát, biến chứng sau phẫu thuật cũng không phải là không có. Do đó, bạn nên quan tâm đến sức khỏe bản thân, xây dựng cuộc sống lành mạnh, đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, lúc này phần đĩa đệm có xu hướng bắt đầu biến dạng, vòng bao xơ chưa rách. Ở giai đoạn này hiếm có bệnh nhân nào có thể phát hiện kịp thời bởi người bệnh chỉ thỉnh thoảng có dấu hiệu tê chân, không đau nhức do đó mọi người không để ý.
Giai đoạn 2
Phần đĩa đệm bao gồm nhân nhầy bên trong và bao xơ bên ngoài. Giai đoạn này phần nhân nhầy sẽ có xu hướng lồi ra ngoài, chỗ nào vòng xơ bị suy yếu, nhân nhầy sẽ nhờ đó mà thoát ra. Đĩa đệm bắt đầu phình to, cơn đau lúc này cũng không rõ ràng, thỉnh thoảng người bệnh bị đau lưng, tê chân
Giai đoạn 3
Giai đoạn này phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm đã thoát ra ngoài do bao xơ đã bị rách hẳn, nhân nhầy chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh chịu đựng các cơn đau nhức hành hạ gây tâm lý mệt mỏi, chán nản. Thông thường chỉ khi phải chịu đựng các cơn đau dai dẳng như thế này bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ để khám và điều trị.
Giai đoạn 4
Giai đoạn cuối của bệnh thoát vị đĩa đệm, giai đoạn này rất nguy hiểm, nếu không điều trị sớm, phần nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh lâu ngày có khả năng làm teo cơ, hạn chế vận động, nặng hơn có thể gây bại liệt vĩnh viễn. Lúc này người bệnh sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức dữ dội, đứng hay ngồi lâu cũng khiến cơn đau thêm nghiêm trọng. Việc điều trị bệnh dứt điểm trong giai đoạn này là rất khó.
Trên đây là 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm, càng phát hiện bệnh sớm việc điều trị càng trở nên dễ dàng do đó bạn nên chú ý quan tâm sức khỏe của chính bản thân. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao, ngồi làm việc đúng tư thế từ đó phòng tránh bệnh tật được hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Những nguyên nhân và biến chứng khôn lường của thoát vị đĩa đệm
- Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?
- Các cách điều trị và phòng tránh đau lưng hiệu quả