Tìm hiểu từ A đến Z bệnh u bã đậu

Khi một vùng da trên cơ thể đột nhiên nổi lên một khối u lạ, sờ vào thấy mềm và khá di động, song lại không hề cảm giác đau, rất có thể đó chính là u bã đậu. Vậy u bã đậu là gì, có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào? Vicare mời các bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu từ A đến Z bệnh u bã đậu Tìm hiểu từ A đến Z bệnh u bã đậu

Khi một vùng da trên cơ thể đột nhiên nổi lên một khối u lạ, sờ vào thấy mềm và khá di động, song lại không hề cảm giác đau, rất có thể đó chính là u bã đậu. Vậy u bã đậu là gì, có nguy hiểm không và điều trị bằng cách nào? HoiBenh mời các bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

U bã đậu là gì?

U bã đậu có hình dạng như một cái trứng cá bọc, do các tuyến bã nhờn ở lỗ chân lông bị ách tắc, không thoát ra được, tích tụ lâu ngày thành u bã đậu. Loại u này hầu hết là u lành tính, xuất hiện ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi, đổ nhiều dầu như: mặt, vành tai, tai, nách, ngực, lưng, vai, mông, bộ phận sinh dục... U bã đậu thường không gây đau nhức gì cho người mắc, không có nguy cơ tiến triển ác tính, tuy nhiên vẫn gây khó chịu do mất thẩm mỹ, đôi khi sưng to và đau nếu u bị viêm.

vicare.vn-tim-hieu-tu-den-z-benh-u-ba-dau-body-1

Để hạn chế việc hình thành u bã đậu, chúng ta phải luôn giữ da sạch sẽ, khô thoáng, hỗ trợ việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Trường hợp da nhờn, da dầu phải thường xuyên tắm, rửa giúp lỗ chân lông được thông thoáng.

Nhận biết u bã đậu

U bã đậu thường mọc không sâu trên bề mặt da, sờ vào u thấy khá mềm, không có cảm giác đau, dùng tay đẩy nhẹ cảm thấy u bên trong di chuyển theo lực đẩy. U bã đậu thường có dạng giống như mụn bọc, nhiều người nhầm lẫn với mụn nên hay tự ý rạch, nặn để lấy nhân bên trong. Tuy nhiên việc này chỉ khiến u tái đi tái lại nhiều lần do không lấy hết nhân bên trong. Nếu rạch ra thấy nhân u trông như bã đậu, màu vàng nhạt hoặc vàng đục.

vicare.vn-tim-hieu-tu-den-z-benh-u-ba-dau-body-2

Tác hại của u bã đậu

Hầu hết u bã đậu không gây đau hay khó chịu khi kích thước nhỏ, tuy nhiên khi khối u lớn dần theo thời gian, các tổ chức bên trong có nguy cơ bị hoại tử, gây viêm loét, mưng mủ do bội nhiễm các vi khuẩn từ bên ngoài, xuất hiện triệu chứng đau đớn. Giai đoạn này thường khó điều trị hơn nhiều. Ngoài ra, u bã đậu mọc ở mặt còn gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị u bã đậu hiệu quả nhất

Khi đã trả lời được câu hỏi u bã đậu là gì, nhiều người thường sẽ cảm thấy bớt lo ngại hơn do tính không nguy hại của nó. Tuy nhiên, việc phẫu thuật vẫn là cần thiết. Phẫu thuật u bã đậu là cách điều trị triệt để nhất và rất hiệu quả. Nên thực hiện cắt bỏ u bã đậu sớm, khi u chưa bội nhiễm và kích thước còn nhỏ (khoảng 1-2 cm) sẽ hạn chế nguy cơ để lại sẹo.

Phẫu thuật khối u rất nhanh chóng và nhẹ nhàng, chỉ khoảng 30 - 45 phút cho toàn bộ quá trình. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, sau đó bác sĩ tiến hành tạo một vết rạch ở khối u để loại bỏ các tổ chức bên trong, ngăn chặn tái phát, tiếp theo là giai đoạn cầm máu và khâu vết rạch. Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau đó mà không cần phải nằm viện theo dõi.

vicare.vn-tim-hieu-tu-den-z-benh-u-ba-dau-body-3

Do quá trình thực hiện, bác sĩ đã gây tê tại chỗ cho bệnh nhân nên phẫu thuật u bã đậu thường sẽ không có cảm giác đau đớn. Khi hết thuốc tê, bệnh nhân sẽ được cho dùng giảm đau, tuy nhiên cơn đau nằm trong giới hạn có thể chịu đựng được, bệnh nhân nên an tâm, không nên quá lo lắng.

U bã đậu ở trẻ em có nên phẫu thuật không?

U bã đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ vài tháng tuổi. Với những trường trẻ có u hoặc nốt trên cơ thể, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý rạch nặn mà phải mang bé đến bệnh viện chuyên khoa nhi. Khi đã xác định đó là u bã đậu ở trẻ em, cha mẹ có thể an tâm vì đây là u lành tính, hoàn toàn có thể loại bỏ nhờ tiểu phẫu đơn giản.

Đối với những bé còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ có những lưu ý đặc biệt khi sử dụng thuốc cho bé cũng như xem xét phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u từ sớm.

U bã đậu uống thuốc có hết không?

U bã đậu chỉ điều trị nội khoa sẽ không có hiệu quả, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có tiểu phẫu rạch u là phương pháp tối ưu nhất điều trị được bệnh. Do đó, bệnh nhân không nên tin vào các quảng cáo thuốc gia truyền, thực phẩm chức năng hứa hẹn sẽ điều trị khỏi u bã đậu mà không cần mổ, điều này hoàn toàn không đúng sự thật.

U bã đậu có tự khỏi không?

Khi phát hiện u bã đậu, nhiều người không muốn phẫu thuật rạch bỏ vì sợ đau. Một vài trường hợp bệnh nhân không thực hiện tiểu phẫu và chỉ mong muốn u tự khỏi. Tuy nhiên, trường hợp u nhỏ lại sau một thời gian mà không cần điều trị gì chỉ là tạm thời, nhân u vẫn tồn tại bên trong và u bã đậu sẽ tiếp tục nổi lên trở lại trong thời gian sắp tới. Chưa kể không phải ai cũng may mắn khi khối u tự xẹp lại, nếu không điều trị thì tỉ lệ u bội nhiễm viêm loét sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, hãy mạnh dạn đến cơ sở y tế để được thăm khám và lựa chọn hướng xử lí phù hợp nhất.

Vì sao u bã đậu hay tái phát?

Khi tiểu phẫu trích rạch để lấy hết tổ chức bã đậu trong u, nếu quá trình nạo vét vẫn còn sót chân thì khả năng u bã đậu tái phát hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, u bã đậu là một bệnh cơ địa, do bản chất da của bệnh nhân rất thuận lợi để xuất hiện u, do đó việc u bã đậu tái phát hoặc xuất hiện u mới ở vị trí xung quanh khu vực của những khối u cũ cũng là điều dễ gặp phải. Bất cứ u bã đậu mới mắc hoặc tái phát nào cũng cần phải tiểu phẫu sớm, vì càng để lâu chỉ càng khó xử lý triệt để và nguy cơ tái phát tiếp diễn càng cao hơn.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để chữa dứt điểm u bã đậu?
  • U bã đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?