Tìm hiểu triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai

Không giống như người bình thường, bà bầu nếu bị đau ruột thừa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa gây nhiễm trùng, sinh non, dọa sảy thai,.... Đau ruột thừa có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ nên các mẹ cần hết sức lưu ý. Hãy cùng nhau tìm hiểu triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai Tìm hiểu triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai

Những triệu chứng đau ruột thừa khi mang thai

Xuất hiện các cơn đau:

  • Bạn sẽ cảm thấy có cơn đau bụng thường bắt đầu âm ỉ từ vùng gần rốn rồi sau đó dần dần chuyển sang bên phải và trở nên dữ dội hơn trong vài giờ sau đó.
  • Nếu nằm nghiêng về phía bên phải, bạn sẽ thấy cơn đau nặng hơn. Bạn cũng sẽ cảm thấy đau hơn khi đứng hay chuyển động. Cơn đau khi đứng thường bị nhầm lẫn với cơn đau do dây chằng bị giãn quá mức. Tuy nhiên, cơn đau do giãn dây chằng thường hết ngay sau đó còn cơn đau do viêm ruột thừa sẽ không biến mất.
  • Nếu bạn đã bước sang 3 tháng cuối của thai kỳ, cơn đau ruột thừa có thể nằm ở vị trí cao hơn. Những người mang thai từ tuần 28 trở đi thường sẽ thấy đau hơn vùng sườn phải. Lý do là bởi thai nhi lớn lên khiến ruột thừa cũng bị di chuyển sang chỗ khác. Khi mang thai, thay vì ruột thừa nằm ở đoạn giữa rốn và xương hông bên phải, ruột thừa sẽ di chuyển lên trên và nằm ở vị trí dưới khung xương sườn bên phải.
  • Xuất hiện triệu chứng nôn và buồn nôn: Nôn là biểu hiện bình thường khi mẹ ở những giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, khi bị đau ruột thừa, cơn đau sẽ xảy ra trước, sau đó là nôn.
  • Sốt: Đau ruột thừa thường kèm theo sốt. Nếu xuất hiện cả 3 triệu chứng đau, nôn và sốt cùng một lúc, bạn nên đến bác sĩ ngay.
  • Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt, chán ăn: Da nhợt nhạt và đổ mồ hôi là những triệu chứng do sốt và buồn nôn do đau ruột thừa gây ra. Bạn cũng sẽ mất đi cảm giác ngon miệng và không muốn ăn nếu bị viêm ruột thừa.
HoiBenh-dau-bung-ben-trai-khi-mang-thai-thang-thu-4-me-phai-lam-sao-body-2

Biến chứng của đau ruột thừa khi mang thai

Do đặc thù của mang thai nên khi bà bầu bị viêm ruột thừa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn người bình thường. Trong thời kỳ mang thai, tử cung xung huyết nên tình trạng viêm nhiễm sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng có thể kích thích vào tử cung nên bà bầu rất dễ sinh non hoặc thậm chí là sảy thai. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần, các cơ quan trong cơ thể như tiểu tràng, đại tràng,... cũng sẽ bị đẩy lên cao nên không thể bao phủ được ruột thừa bị viêm nên càng khiến bệnh nguy hiểm hơn.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ: Đau ruột thừa có khả năng lan tỏa và diễn ra rất nhanh chóng vì lúc mang thai sự cung cấp máu cho khoang chậu sẽ nhiều hơn. Tử cung to lên cũng làm cho võng mạc mở rộng làm khả năng hạn chế viêm của cơ thể bị giảm đi. Do đó, phụ nữ mang thai khi bị đau ruột thừa sẽ rất dễ bị thủng hoặc hoại tử.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Ruột thừa bị viêm sẽ tác động và kích thích trực tiếp lên tử cung của mẹ, khiến tử cung bị co thắt, khiến thai nhi rất dễ bị sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, chất độc từ vi khuẩn đi vào máu cũng gây ảnh hưởng đến sự sức khỏe của thai nhi.

Điều trị đau ruột thừa khi mang thai

Những triệu chứng của đau ruột thừa khi mang thai thường dễ gây nhầm lẫn với chửa ngoài dạ con, viêm phần phụ phải, nang buồng trứng xoắn hay dọa sảy thai. Không những thế, ở giai đoạn cuối thai kỳ, chứng đau ruột thừa không gây co cứng thành bụng mà lại gây đau ở tử cung phía phải nên dễ bị nhầm lẫn với xuất huyết sau rau hoặc chuyển dạ. Do vậy, nếu đau ruột thừa xuất hiện cùng với những biến cố về sản khoa nêu trên, việc phát hiên, chẩn đoán và xử lý sẽ rất khó và phức tạp.

Chính vì thế, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, thai phụ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay để được phát hiện và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh được biến chứng nguy hiểm.

Phẫu thuật mổ ruột thừa có thể sẽ gây sảy thai hoặc đẻ non nên sau khi phẫu thuật, mẹ bầu cần phải được theo dõi, dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm co và nghỉ ngơi theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm :

  • Đau bụng dưới bên trái khi mang thai
  • Phải làm sao khi đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu?
  • Đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không?