Tìm hiểu phương pháp đặt ống stent JJ trong điều trị sỏi thận

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận khác nhau, trong đó đặt ống stent JJ là một trong những phương pháp điều trị tốt. Cùng HoiBenh tìm hiểu phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu phương pháp đặt ống stent JJ trong điều trị sỏi thận Tìm hiểu phương pháp đặt ống stent JJ trong điều trị sỏi thận

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận khác nhau, trong đó đặt ống stent JJ là một trong những phương pháp điều trị tốt. Cùng HoiBenh tìm hiểu phương pháp này trong bài viết dưới đây.

1. Đặt ống Stent JJ là gì?

JJ stent là một ống nhỏ rỗng bằng nhựa dẻo, được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là đường dẫn nước tiểu trong cơ thể từ thận xuống bàng quang. Chiều dài của stent dùng cho bệnh nhân thường thay đổi từ 24 đến 30 cm.

Có nhiều kiểu stent, và mỗi kiểu sẽ có những thiết kế khác biệt để có thể đem lại lợi ích tối đa phù hợp với mỗi bệnh nhân cụ thể. Stent JJ được phân làm 2 loại chính là ống thông ở đầu có 1 vòng và ống thông ở đầu có 2 vòng trở lên.

Biện pháp đặt stent JJ giúp chuyển lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang, do đó có vai trò:

  • Giải tỏa áp lực nước tiểu gây ứ đọng ở thận, niệu quản, bàng quang
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng do ứ nước tiểu
  • Điều trị tình trạng hẹp niệu quản
vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-dat-ong-stent-jj-trong-dieu-tri-soi-body-1

2. Mục đích của đặt stent JJ

  • Stent JJ được dùng trong trường hợp điều trị sỏi thận, giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống bàng quang ngay cả khi ống dẫn nước tiểu tự nhiên của cơ thể bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Do đó, thận có thể tiếp tục hoạt động bình thường và không bị tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời ngăn chặn những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng cũng được giảm đáng kể nhờ đặt stent JJ
  • Stent JJ bảo vệ niệu quản trong trường hợp bị sỏi niệu quản, giúp niệu quản nhanh lành vết thương sau khi đã bị thương tổn. Nếu không đặt stent khi niệu quản bị tổn thương thì khi vết thương lành, niệu quản có thể bị chít hẹp. Đặt stent phòng tránh được nguy cơ này, đảm bảo niệu quản phục hồi lại chức năng hoạt động bình thường về sau.
  • Trong một số trường hợp, đặt stent trong điều trị sỏi niệu quản được thực hiện nhằm giúp niệu quản giãn rộng ra sau một thời gian. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng khi cần đưa dụng cụ thông qua lòng ống niệu quản hoặc khi lấy sỏi thận hay sỏi niệu quản. Những bệnh nhân thất bại trong kĩ thuật lấy sỏi ngược dòng niệu quản do niệu quản quá hẹp thường được chỉ định đặt stent JJ, từ đó giúp các tiếp cận vào niệu quản sau này dễ thành công hơn.

3. Chỉ định đặt stent JJ

Bệnh nhân được chỉ định đặt stent JJ khi có tắc nghẽn ở niệu quản hoặc thận do các nguyên nhân sau:

  • Sỏi niệu quản, sỏi thận: Sỏi thường được hình thành ở thận, sau đó theo nước tiểu di chuyển xuống niệu quản và gây tắc nghẽn. Nhiều sỏi kích thước nhỏ có thể tự ra ngoài theo đường tiểu, nhưng một số khác kích thước lớn hơn bị kẹt lại, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Nếu tắc nghẽn xuất hiện kèm với biến chứng nhiễm trùng thì bệnh nhân cần được điều trị ngay lập tức.
  • Stent sau phẫu thuật: Sau khi thực hiện phẫu thuật liên quan đến đường niệu, stent JJ thường được đặt để giảm thiểu phù nề ở niệu quản, dự phòng các nguy cơ tắc nghẽn hoặc đau. Bệnh nhân cũng thường được đặt stent sau khi tán sỏi ở thận hoặc niệu quản để giúp các mảnh sỏi vụn thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Tổn thương niệu quản: Tổn thương có thể gặp phải khi nội soi niệu quản, tán sỏi qua niệu quản, phẫu thuật ở ruột, thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa,... Các trường hợp này sẽ dẫn đến phù nề - một đáp ứng viêm sau tổn thương, và hậu quả là gây tắc nghẽn. Nếu có vết rách nhỏ ở niệu quản, stent JJ có thể giúp làm lành vết thương xung quanh nó nhanh chóng, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần phẫu thuật trực tiếp.
vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-dat-ong-stent-jj-trong-dieu-tri-soi-body-2

4. Tác dụng phụ của đặt stent JJ

Sau khi đặt stent JJ trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ và thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, số ít bệnh nhân khác có thể gặp các triệu chứng này trong suốt thời gian đặt stent trong cơ thể.

  • Stent JJ có thể gây tiểu ra máu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực sẽ khiến stent di chuyển trong cơ thể, gây tổn thương cơ quan xung quanh và khiến nước tiểu có thể lẫn máu. Bệnh nhân sẽ thấy đau ở vùng hông, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi xuất hiện cảm giác đau lan xuống hai tinh hoàn. Đau và khó chịu có thể rõ hơn sau quá trình hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.
  • Stent JJ có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân thường xuyên phải đi tiểu hơn, thậm chí phải thức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc.

Các tác dụng phụ này sẽ hết sau khi rút stent khỏi cơ thể.

5. Ảnh hưởng sau khi đặt stent JJ

Đối với sức khỏe

  • Stent có thể bị vôi hóa và hình thành một lớp vỏ bọc bên ngoài tương tự như những viên sỏi hoặc cũng có thể di chuyển lệch khỏi vị trí ban đầu. Trong những trường hợp này, stent thường di chuyển về phía dưới bàng quang và gây ra các biểu hiện như tiểu rắt, khó chịu vùng bàng quang và tiểu ra máu.

Đối với sinh hoạt hàng ngày

  • Bệnh nhân vẫn có thể đi làm và chơi các hoạt động thể thao tuy nhiên sẽ cảm thấy nhanh mệt và khó chịu hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Stent JJ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tình dục khi đặt stent JJ.

6. Chăm sóc bệnh nhân đặt stent JJ

Thời gian thông thường đặt stent JJ điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản là từ 2 tuần đến 2 tháng tuỳ thuộc tình trạng của bệnh nhân. Với bệnh nhân ung thư hoặc hẹp niệu quản có thể được chỉ định đặt ống trong thời gian dài, tuy nhiên chất liệu ống phải được làm từ silicon. Bệnh nhân nên tái khám định kì để kiểm tra, rút ống và thay ống stent mới. Trường hợp ống stent JJ để quá lâu trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân phải đối mặt với các vấn đề như nhiễm trùng, tắc niệu quản, suy thận,...

Về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng giữa tất cả các loại thực phẩm.

Uống nhiều nước trong ngày kèm theo vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh và thư giãn. Nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày

Đến các cơ sở y tế kiểm tra lại nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ khó chịu sau:

  • Thường xuyên xuất hiện cảm giác đau và không thể chịu đựng nổi do stent
  • Xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu như sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu,...
  • Stent rơi ra ngoài
  • Nước tiểu có lẫn nhiều máu
vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-dat-ong-stent-jj-trong-dieu-tri-soi-body-3

7. Các kĩ thuật liên quan stent JJ

Kĩ thuật đặt stent

  • Sau khi gây mê toàn thân, stent JJ có thể được thực hiện đặt riêng hoặc đôi lúc phối hợp với các thủ thuật khác tùy theo lý do đặt stent.
  • Bác sĩ sẽ đưa đầu máy nội soi bàng quang qua niệu đạo rồi vào bàng quang. Tiếp theo, stent được luồn qua máy nội soi rồi đưa vào niệu quản và được kiểm tra lại vị trí của stent bằng XQuang.

Kĩ thuật lấy stent ra

  • Stent JJ được lấy ra bằng ống nội soi bàng quang sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Một ống nội soi mềm đặc biệt được đưa vào niệu đạo, sau đó bác sĩ sẽ gắp stent và rút ra.
  • Thông thường stent JJ không được lưu giữ quá 3 tháng trong cơ thể.

Xem thêm:

  • Sỏi thận đau ở đâu và cách giảm đau sỏi thận như thế nào?
  • 3 loại sinh tố trị sỏi thận, sỏi mật hiệu quả
  • Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?