Tìm hiểu phương pháp bức xạ điều trị ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, phát triển nhanh chóng và khó có thể tiên lượng. Việc điều trị căn bệnh này lại phụ thuộc nhiều vào các giai đoạn của bệnh, vị trí của tế bào ung thư cũng như các vấn đề về tuổi tác, sức khỏe tổng thể của nạn nhân. Cũng tùy thuộc vào mỗi tình trạng bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu phương pháp bức xạ điều trị ung thư tuyến tụy
Dưới đây chính là phương pháp bức xạ trong điều trị ung thư tuyến tụy.
Phương pháp bức xạ điều trị ung thư tuyến tụy
Bức xạ hay xạ trị, là một phương pháp dùng các tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Với ung thư tuyến tụy, không nên khuyến khích sử dụng xạ trị bởi nó có thể khiến các tế bào mạnh bị tổn thương, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, khi khối u tuyến tụy đã lây lan quá nhiều hoặc do sức khỏe bệnh nhân, mà không thể điều trị bằng phẫu thuật được thì lúc này xạ trị lại là phương pháp hữu hiệu nhất.
Xạ trị lúc này không chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng nó sẽ giúp thu nhỏ lại kích thước của khối u, giảm nhẹ đi các triệu chứng của bệnh như ngứa da, đau đớn, vàng da... Phương pháp xạ trị cũng có thể được kết hợp cùng với các loại thuốc hóa trị nhằm tiêu diệt các khối u trong tuyến tụy.
Bức xạ điều trị ung thư tuyến tụy còn có thể giúp làm giảm bớt đi những cơn đau đớn của người bệnh, thu nhỏ lại khối u, làm giảm đi bớt áp lực mà khối u gây ra với các mô và cơ quan xung quanh. Trong trường hợp khối u tuyến tụy phát triển lớn hơn, chèn ép vào ruột gây ra tắc nghẽn thì xạ trị sẽ giúp làm thu hẹp khối u, giảm nhẹ bớt các triệu chứng trên.
Trường hợp có thể áp dụng bức xạ chữa ung thư tuyến tụy
Nếu như bệnh nhân chỉ được chỉ định là phẫu thuật thì phương pháp bức xạ sẽ thường được dùng trước khi phẫu thật nhằm thu nhỏ lại kích thuốc khối u, và phẫu thuật sẽ giúp cắt bỏ đi những tế bào ung thư còn sót lại, giảm bớt nguy cơ ung thư tái phát. Trong trường hợp này thì bức xạ sẽ kết hợp với hóa trị.
Khi các tế bào ung thư đã phát triển và lây lan ra bên ngoài tuyến tụy và không thể nào loại bỏ được bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ được chỉ định bức xạ kết hợp cùng với hóa trị để trị ung thư.
Trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư tuyến tụy, trong khi các phương pháp điều trị không chữa lành được vết thương hơn nữa, thì bức xạ sẽ giúp làm giảm bớt đi sự đau đớn, tắc nghẽn do khối u chèn ruột... nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Quá trình thực hiện bức xạ thường không gây ra đau đớn và thời gian thực hiện chỉ kéo dài một vài phút mà thôi. Thông thường, bức xạ sẽ được thực hiện 5 ngày 1 tuần và thực hiện trong vài tuần.
Tác dụng phụ sau khi bức xạ điều trị ung thư tuyến tụy
Cho dù trước khi đến điều trị, bác sĩ điều trị đều đã làm những bước tính toán kĩ lưỡng để xác định liều lượng bức xạ, góc chiếu thích hợp nhằm giảm nhẹ sự ảnh hưởng lên các mô lành, hạn chế tác dụng phụ không đáng có cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải một số các biến chứng như sau:
- Thay đổi ở vùng da khu vực thực hiện chiếu bức xạ: da dễ bị cháy nắng hơn, nhạy cảm hơn hoặc nổi các nốt ban đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn khiến cơ thể bị sụt cân một cách nhanh chóng, khó kiểm soát được cân nặng.
- Buồn nôn, hay nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa... cũng chính là những tác dụng phụ về hệ tiêu hóa hay gặp ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy sau khi thực hiện bức xạ.
- Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và thiếu máu.
Bình thường, các tác dụng phụ có thể sẽ biến mất sau khi điều trị bệnh khoảng vài tuần, nhưng cũng có thể là kéo dài trong vài tháng khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt hơn là khi kết hợp bức xạ và hóa trị thì các tác dụng phụ sẽ trở nên nặng hơn. Cách tốt nhất là nên hỏi trước bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy đến để có phương pháp ngăn chặn, làm giảm bớt kịp thời.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.