Tìm hiểu nguyên nhân và bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
Một thực tế đáng lo ngại, đó là trong thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ đang ngày một có dấu hiệu tăng lên, vậy nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là gì, và bệnh tự kỷ có di truyền không.
Tìm hiểu nguyên nhân và bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
Một thực tế đáng lo ngại, đó là trong thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ đang ngày một có dấu hiệu tăng lên, vậy nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là gì, và bệnh tự kỷ có di truyền không. HoiBenh xin gửi tới độc giả, những hiểu biết, cũng như các cách điều trị, phòng tránh để trẻ không mắc phải căn bệnh này.
1. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
Bệnh tự kỷ có di truyền không, chính là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn. Trên thực tế, nếu trong nhà có người bị tự kỷ, thì khả năng cao, bệnh sẽ di truyền cho con cháu đời sau. Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên, khiến trẻ bị tự kỷ.
Trong thời gian mang thai, nếu người mẹ bị cúm, sởi...điều này cũng có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng, khiến thai nhi dễ bị dị tật, hoặc có nguy cơ bị mắc tự kỷ.
Mẹ bầu mang thai không sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng thuốc linh tinh, cũng có thể là nguyên nhân khiến bé sinh ra bị mắc tự kỷ.
Bên cạnh đó, nếu thai phụ trong thời kỳ mang thai, hay phải chịu căng thẳng, mệt mỏi, hoặc stress, thì cũng sẽ có nguy cơ cao trẻ sinh ra bị mắc tự kỷ về sau.
Trẻ em bị thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, hay bị cô đơn, cô lập cũng có thể khiến bé bị tự kỷ.
2. Dấu hiệu nhận biết tự kỷ
Sau khi đã biết, bệnh tự kỷ có di truyền không, thì dưới đây sẽ là một số dấu hiệu để độc giả nhận biết, khi bị tự kỷ, trẻ sẽ có biểu hiện như thế nào.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp: Trẻ có thể lơ đãng khi người khác hỏi, khi giao tiếp với mọi người, trẻ không nhìn vào mắt họ, hoặc trẻ diễn đạt ý của mình theo một cách mà người khác rất khó hiểu... Những biểu hiện này đều là triệu chứng của bệnh tự kỷ.
- Trẻ thích chơi một mình, ghét sự thay đổi: Phần lớn các trẻ em bình thường đều có xu hướng thích kết bạn, và vui chơi với những đứa trẻ khác. Nhưng đối với trẻ tự kỷ, bé thường không thích tiếp xúc với mọi người, chỉ thích chơi một mình, và đặc biệt là tỏ ra rất khó chịu, nếu bạn thay đổi những thứ xung quanh trẻ. Trẻ thích được sống trong môi trường riêng mà chúng nghĩ ra, nếu bạn vô tình sắp xếp lại đồ dùng, sách vở, hoặc đồ chơi của trẻ, trẻ có thể sẽ rất tức giận và cáu kỉnh
- Trẻ thường lặp đi lặp lại hành động, thói quen của mình: Một trong những dấu hiệu của trẻ tự kỷ, đó là trẻ thường có xu hướng lặp đi lặp lại một hành động, chỉ thích một thứ, thích một món ăn nhất định, và không có sự linh hoạt trong việc thay đổi các hành vi, hoạt động của mình.
- Trẻ không biết tự chăm sóc bản thân: Những việc rất đơn giản như đội mũ, đi giày, quàng khăn...mặc dù có thể dễ dàng với những đứa trẻ bình thường, nhưng đối với trẻ bị tự kỷ, bạn có thể nhận thấy, trẻ gặp rất nhiều khó khăn để làm những việc này. Trẻ tỏ ra chậm chạp, luống cuống và phải được người khác nhắc nhở thì mới làm.
3. Cách phòng tránh và điều trị bệnh tự kỷ
- Cách điều trị khi trẻ bị tự kỷ
Tự kỷ là một hội chứng có thể sẽ đeo đẳng và kéo dài đến suốt quãng đời sau này của trẻ, nhưng không vì điều này, cha mẹ lại mất đi niềm tin có thể lấy lại cuộc sống bình thường cho con. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp, trẻ mắc tự kỷ sau khi được áp dụng các biện pháp điều trị tích cực, đã cải thiện tình trạng bệnh hơn rất nhiều.
Khi trẻ bị tự kỷ, điều quan trọng là cha mẹ phải ở bên cạnh, tích cực quan tâm và cùng con điều trị bệnh, biện pháp phổ biến điều trị tự kỷ hiện nay, đó là sử dụng các phương pháp tâm lý giáo dục, bao gồm:
- Tích cực giúp trẻ vận động thể chất cả bên trong lẫn bên ngoài. Vận động tâm lý bao gồm các hình thức kích thích tế bào thần kinh, nhằm làm trẻ giao tiếp và nhận thức sự vật bên ngoài tốt hơn.
- Cho trẻ tham gia các lớp học ngôn ngữ, nhằm giúp trẻ linh hoạt hơn trong việc giao tiếp với người xung quanh, đây cũng là phương pháp đem lại nhiều hiệu quả nhất định đến hiện tại.
- Đăng ký các lớp học tâm lý cho trẻ như nhạc, họa, văn, vẽ... đây đều là những cách giúp kích thích não trẻ phát triển, cũng như khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Biện pháp phòng tránh tự kỷ
Một số biện pháp phòng tránh tự kỷ, có thể giúp ích cho độc giả mà HoiBenh muốn gửi tới gồm có:
- Tiêm đầy đủ vắc xin phòng cúm, sởi... trong quá trình mang thai
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn thật tốt để em bé trong bụng không bị ảnh hưởng
- Tránh tuyệt đối nguy cơ bị căng thẳng, stress kéo dài để không ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng
- Cha mẹ cần quan tâm, hỏi han và chăm sóc trẻ để bé không bị rơi vào trạng thái cô đơn, buồn chán hay tuyệt vọng.
- Tích cực khuyến khích bé tham gia các lớp học vận động, học đàn, hát, múa để trẻ tăng sự tự tin cũng như kích thích não bộ trẻ phát triển tốt hơn.
Trên đây là những hiểu biết về bệnh tự kỷ, giúp độc giả giải đáp thắc mắc, bệnh tự kỷ có di truyền không, hi vọng sau bài viết này, những bậc phụ huynh đang có con bị mắc tự kỷ, sẽ có thêm niềm tin, cũng như động lực, cùng con vượt qua thời kỳ khó khăn để hướng tới một cuộc sống bình thường nhất có thể.