Tìm hiểu nguyên nhân bụng sôi liên tục do chính Bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM giải đáp

Hiện nay, các bệnh lý đường tiêu hóa đang gia tăng nhanh chóng do thói quen ăn uống của mọi người. Một trong những biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa là bụng sôi liên tục. Vậy bụng sôi liên tục là bệnh gì, nguyên nhân là do đâu

Tìm hiểu nguyên nhân bụng sôi liên tục do chính Bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM giải đáp Tìm hiểu nguyên nhân bụng sôi liên tục do chính Bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM giải đáp

Hiện nay, các bệnh lý đường tiêu hóa đang gia tăng nhanh chóng do thói quen ăn uống của mọi người. Một trong những biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa là bụng sôi liên tục. Vậy bụng sôi liên tục là bệnh gì, nguyên nhân là do đâu, HoiBenh mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua chia sẻ của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM.

Bụng sôi liên tục là bệnh gì?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM: Hệ tiêu hóa của con người phải làm việc vất vả suốt ngày, do đó đôi khi ta nghe được tiếng bụng sôi ục ục bên trong, đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc gì cũng có chừng mực của nó, khi hiện tượng bụng sôi cứ lặp đi lặp lại nhiều hơn 3 ngày, tiếng bụng sôi lớn, liên tục, bạn nên rà soát lại nguyên nhân là do thói quen ăn uống ảnh hưởng nhất thời hay do bệnh lý gây ra.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng sôi liên tục là bệnh gì?

Nguyên nhân chủ quan do thói quen, chế độ ăn uống của bệnh nhân

  • Ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi, chướng bụng như: tinh bột, ngũ cốc, gia vị hành tỏi, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các món chứa nhiều mỡ động vật...
  • Rối loạn hệ thống tiêu hóa tạm thời do thiếu hụt lợi khuẩn, thức ăn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sinh ra đầy hơi và gây ra trình trạng bụng sôi liên tục.
  • Thói quen ăn quá nhanh, không nhai kĩ, nuốt quá nhiều hơi (không khí) vào dạ dày khiến thức ăn và hơi ứ lâu, dạ dày tăng co bóp cả thức ăn và không khí tạo ra tiếng ục ục khá lớn.
  • Sau khi ăn no liền đi nằm ngay lập tức: đây là một thói quen rất xấu đối với hệ tiêu hóa. Từ thói quen này sẽ dẫn đến tích tụ mỡ bụng, thức ăn chậm xuống ruột gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng và sôi bụng...
  • Uống nhiều thức uống có gas, rượu bia ngay trong bữa ăn cũng là một trong những thủ phạm gây nên chứng đầy bụng, sôi bụng liên tục trong nhiều ngày, đặc biệt trường hợp này còn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn.
vicare.vn-tim-hieu-nguyen-nhan-bung-soi-lien-tuc-do-chinh-bac-si-benh-vien-da-khoa-pham-ngoc-thach-tp-hcm-giai-dap-body-1

Những nguyên nhân chủ quan kể trên hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng cách thay đổi thói quen và chế độ ăn, mà không cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bụng sôi liên tục, sôi lên từng cơn cứ và dai dẳng, kèm theo những cảm giác khó chịu ở bụng khác, có thể bạn đã mắc phải một căn bệnh về đường tiêu hóa.

  • Bệnh đại tràng kích thích: thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân nữ nhiều hơn bệnh nhân nam từ 15 - 20%. Bên cạnh dấu hiệu sôi bụng liên tục thì bệnh đại tràng kích thích còn khiến bệnh nhân: đau bụng, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua và rối loạn đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón).
  • Hội chứng ruột kích thích: căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em và người sau độ tuổi lao động, hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khá đa dạng tùy theo thể bệnh, điển hình là đau bụng quặn, tiêu chảy hoặc táo bón rất thường xuyên, đầy hơi, bụng sôi lên từng cơn và liên tục...

Khắc phục tình trạng bụng sôi liên tục hiệu quả

Các bác sĩ Bệnh viện Đa Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, hơn 50% hiện tượng bụng sôi liên tục chỉ là nhất thời, do thay đổi sinh lý và mang tính chủ quan, do đó hãy lưu ý một số biện pháp sau đây để giảm thiểu triệu chứng bụng sôi liên tục hiệu quả.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tốt cho sức khỏe chưa bao giờ là quá muộn.
  • Tập thói quen ăn chín, uống sôi, ăn chậm nhai kĩ tưởng chừng như rất đơn giản như nó sẽ giúp cơ thể tránh xa phần lớn các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là giảm rõ rệt tình trạng bụng sôi liên tục rất khó chịu.
  • Hạn chế uống các loại nước uống có gas, sinh hơi trong dạ dày vì có khả năng gây sôi bụng. Ngoài ra, các món ăn có nhiều chất béo, nhiều loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu...cũng nên hạn chế. Thay vào đó, nên ăn thật nhiều rau xanh đậm, các loại củ quả để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, các động tác yoga cũng có tác dụng đáng kể trong việc giảm bớt tình trạng sôi bụng.
  • Ngoải ra, trên thực tế còn có trường hợp bị sôi bụng là do vấn đề về tâm lý, lo âu, căng thẳng (do thi cử, áp lực công việc...), khi đó lượng acid dạ dày tiết ra không kiểm soát và gây tình trạng sôi bụng liên tục, đau bụng âm ỉ hoặc đau bụng quặn thắt và xuất hiện nhu cầu đi vệ sinh. Do đó, khi gặp trường hợp này, hãy cố gắng hít thở sâu, giữ tinh thần thoải mái, nói chuyện để giảm tập trung chú ý, giảm lo âu sẽ giúp đẩy lùi tình trạng sôi bụng liên tục rất hiệu quả.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp kể trên nhưng vấn đề vẫn không được cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị tốt nhất.

vicare.vn-tim-hieu-nguyen-nhan-bung-soi-lien-tuc-do-chinh-bac-si-benh-vien-da-khoa-pham-ngoc-thach-tp-hcm-giai-dap-body-2

Giới thiệu bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện đa khoa Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện đa khoa đầu ngành, đặc biệt phụ trách chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cho chuyên khoa Lao và Bệnh Phổi các tỉnh/thành phố Miền Nam.

Bệnh viện là nơi hoạt động của một tập thể các nhân viên y tế có tay nghề cao cả nội và ngoại khoa, đặc biệt trong lĩnh vực lao và bệnh phổi, phẫu thuật lồng ngực, chẩn đoán và hoá trị ung thư phế quản phổi, bệnh phổi không lao và lao.

Thông tin liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch:

  • Địa chỉ: số 120, Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 028 3855 0207 - 028 3855 0207

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
  • Bị sôi bụng và bụng có nhịp đập như nhịp tim là bệnh gì?