Tìm hiểu ngay thực đơn 1 ngày cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng lên cao trong thời gian mang thai nhưng trước đó hoàn toàn bình thường và thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 24- 28. Một trong những biện pháp để điều trị đó là xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Tìm hiểu ngay thực đơn 1 ngày cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ Tìm hiểu ngay thực đơn 1 ngày cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc về thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ để các bà mẹ có thể tham khảo.

1. Chế độ dinh dưỡng cho những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Đối với những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thì cần có một chế độ ăn đủ năng lượng với lượng chất dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo thai nhi có thể tăng trưởng khỏe mạnh và đường huyết của mẹ vẫn giữ ở mức ổn định.

Cần có một chế độ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu như gạo, ngũ cốc, sữa và những chế phẩm của sữa, nhóm rau củ quả, chất béo. Cần lưu ý cắt giảm 50% chất đường bột trong tổng năng lượng. Chọn các chất có nhiều chất xơ như gạo lứt, ngũ cốc. Hạn chế sử dụng xôi, những loại thức ăn đã qua chế biến sẵn như bột bắp, bột năng và các loại trái cây giàu đường như nho, mít, nhãn,... Chính lượng đường trong đó là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết của người mẹ.

Chất béo bão hòa là thành phần cũng cần được cắt giảm. Mẹ không nên sử dụng các loại dầu như dầu ô liu hay dầu hướng dương để nấu nướng. Thay vì chế biến bằng phương pháp chiên xào thì chuyển qua hấp, nướng hoặc luộc. Hạn chế các chất béo có thành phần từ thịt và thay vào đó là cá, nhất là cá hồi có tác dụng tốt đến não bộ của thai nhi.

Các loại nước giải khát như nước ngọt có ga cũng cần hạn chế ở mức thấp nhất. Cũng giống như những người bị đái tháo đường khác, thai phụ bị tiểu đường cũng nên chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần trong ngày để tránh đường huyết tăng cao đột ngột sau một bữa ăn quá nhiều. Các bác sĩ khuyên rằng nên chia khoảng 6 bữa, trong đó có ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn thông thường và ba bữa phụ.

2. Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng

Đây là bữa ăn quan trọng đối với người bị tiểu đường, nó có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ trong suốt buổi sáng. Bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng đến từ những loại thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose, chuyển hóa glucose ở người bị tiểu đường thai kỳ do insulin hoạt động kém hiệu quả. Do đó lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên chiếm khoảng 50% trong tổng năng lượng. Có thể thay đổi khẩu vị bằng những món ăn từ tinh bột khác như bánh mì đen, đậu...Có thể thay đổi khẩu phần ăn giúp bà mẹ không bị ngán bằng bánh mì ốp la và salad trộn, bún bò, phở hoặc hủ tiếu. Ngoài ra sữa cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào với vitamin, đạm và khoáng chất.

vicare.vn-tim-hieu-ngay-thuc-don-1-ngay-cho-me-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-body-2
Sữa cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào với vitamin, đạm và khoáng chất

Bữa trưa và bữa tối

Một số món ăn cho bữa trưa và tối cho các mẹ bầu đó là một bánh mì sandwich với đĩa salad, canh rau với thịt luộc, cá hồi nướng và súp bí đỏ,... Có thể sáng tạo ra những món ăn khác theo sở thích , nhưng cần đảm bảo cân bằng các nguyên tắc dinh dưỡng đã đề ra.

Các bữa phụ

Tuy là phụ nhưng vai trò của chúng rất lớn trong việc điều hòa đường huyết, tránh quá cao sau những bữa ăn chính và quá thấp khi đói. Bữa ăn phụ thực chất là chia nhỏ bữa chính ra chứ không phải là ăn thêm những thành phần mà bữa chính chưa có. Một số gợi ý như bánh mì bơ hoặc hũ yaourt trái cây hoặc chén salad.

Để cân bằng dinh dưỡng, các mẹ cần chú ý lập kế hoạch ăn uống rõ ràng và nghiêm túc thực hiện. Có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ nếu cần thiết.

Bên cạnh việc chú ý trong chế độ ăn uống thì các mẹ cần lưu ý thường xuyên luyện tập thể dục kết hợp với đi khám định kỳ để biết được tình trạng đường huyết của mình.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Mức độ an toàn và không an toàn ở bệnh tiểu đường thai kỳ