Tìm hiểu kỹ về nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp?

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị tăng huyết áp. Hiện thuốc lợi tiểu được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm lại có cơ chế, hiệu quả và tác dụng phụ khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp cũng như những lưu ý khi dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Tìm hiểu kỹ về nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp? Tìm hiểu kỹ về nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp?

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị tăng huyết áp. Hiện thuốc lợi tiểu được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm lại có cơ chế, hiệu quả và tác dụng phụ khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp cũng như những lưu ý khi dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Tại sao dùng thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp?

Có rất nhiều người thắc mắc tại sao dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp? Nó có hiệu quả không? Sở dĩ, ở người bệnh tăng huyết áp, lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực. Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ hai yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc trị huyết áp khác.

Trên đây là những lý giải tại sao dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp.

Các nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid

Thiazide là nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp phổ biến nhất hiện nay. Thuốc tác động đến các tế bào thận, thúc đẩy quá trình loại bỏ muối và nước ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid còn mở rộng động mạch, nhờ đó luồng máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và giảm mức huyết áp trong cơ thể.

Một số loại thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid gồm: Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide, Indapamide, Metolazone.

Trong số các loại thuốc kể trên thì Chlorothiazide được biết đến là một thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng sự bài tiết muối và nước. Tác dụng hạ huyết áp của Chlorothiazide có thể có sau 3 - 4 ngày điều trị, nhưng cũng có thể đến 3 - 4 tuần mới có tác dụng tối ưu. Tác dụng kéo dài 1 tuần sau khi ngừng dùng thuốc. Vì vậy, khi được kê đơn dùng thuốc này, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kiên trì dùng thuốc và tái khám đúng hẹn. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị để điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế, phối hợp thuốc khi cần thiết.

Thuốc lợi tiểu nhóm Loop

Loop là nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp không được dùng phổ biến bằng nhóm Thiazid. Tuy nhiên tác dụng kích thích thận đào thải nước tiểu của nhóm Loop lại mạnh hơn nhóm Thiazid rất nhiều. Chính vì vậy, loại thuốc này còn được dùng để điều trị bệnh suy tim, phù nề ở chân, các rối loạn ở gan và thận v.v...

Một số loại thuốc lợi tiểu nhóm Loop gồm: Bumetanide, Ethacrynic acid, Furosemide, Torsemide.

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Một tác dụng phụ thường thấy ở thuốc lợi tiểu là người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần, khiến lượng kali trong cơ thể bị thiếu hụt. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn thuốc lợi tiểu giữ kali (potassium-sparing diuretics). Thuốc này được dùng kèm với các loại thuốc lợi tiểu khác nhằm giữ lượng kali cần thiết ở lại trong cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ cần chú ý các trường hợp không được dùng thuốc lợi tiểu giữ kali như:

  • Có lượng kali trong cơ thể ở mức quá cao.
  • Gặp các vấn đề nghiêm trọng về thận và chức năng thận
  • Bệnh suy tuyến thượng thận (còn gọi là bệnh Addison)

Một số loại thuốc lợi tiểu giữ kali gồm: Amiloride, Spironolactone, Triamterene, Eplerenone.

HoiBenh.vn-tim-hieu-ky-ve-nhom-thuoc-loi-tieu-dieu-tri-tang-huyet-ap-body-2
Các nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp

Một số lưu ý khi dùng thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp

Chlorothiazide nằm trong nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên trước khi sử dụng người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

  • Nếu bị bệnh gút hoặc có biểu hiện bệnh gút cần báo cho bác sĩ biết, vì trong trường hợp này không được dùng chlorothiazide (thuốc sẽ làm bệnh gút nặng lên).
  • Đối với người bệnh đái tháo đường, chlorothiazide có thể gây tăng đường huyết (nên có thể cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc trị đái tháo đường).
  • Chlorothiazide có thể gây mất nhiều kali (điều này phụ thuộc vào liều lượng). Để giảm bớt nguy cơ này bác sĩ có thể giảm liều hoặc trong trường hợp cần thiết có thể cho dùng thêm thuốc chứa kali.

Một số tác dụng phụ cần chú ý khi dùng thuốc như: đi tiểu thường xuyên hơn (đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc lợi tiểu và có thể kéo dài vài tiếng sau khi uống thuốc); mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu... Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ giảm dần khi cơ thể người bệnh làm quen với thuốc. Nếu các hiện tượng này vẫn tiếp diễn liên tục, người bệnh nên đến khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào khác trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời.

Hy vọng bài viết tìm hiểu kỹ về nhóm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp trên giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về những nhóm thuốc này, qua đó có cách sử dụng đúng và khoa học

Xem thêm:

  • 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp phổi cần lưu ý
  • Nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh