Tìm hiểu công dụng, liều dùng về giảo cổ lam

Giảo cổ lam được coi là một loại dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết trong quá trình sử dụng giảo cổ lam, bao gồm: công dụng, liều dùng, những lưu ý khi sử dụng.

Tìm hiểu công dụng, liều dùng về giảo cổ lam Tìm hiểu công dụng, liều dùng về giảo cổ lam

Giảo cổ lam được coi là một loại dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Trong bài viết này, HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết trong quá trình sử dụng giảo cổ lam, bao gồm: công dụng, liều dùng, những lưu ý khi sử dụng.

Giảo cổ lam là gì?

Giảo cổ lam là loại cây thân thảo, có tua cuốn đơn để leo, có nhiều hoa nhỏ màu trắng, bầu có 3 vòi nhụy, quả hình cầu, chín có màu đen. Giảo cổ lam được tìm thấy ở các khu rừng ẩm, thưa tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước châu Âu... Từ xa xưa, giảo cổ lam được coi là dược liệu quý; được dùng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi,.. Ở Việt Nam, loại cây này cũng được tìm thấy ở vùng núi Phan - xi- păng và có chất lượng tương đương với giảo cổ lam ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Giảo cổ lam có vị gì? Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, ích khí tiện tỳ, thanh nhiệt giải độc. Trong tất cả các bộ phận của cây giảo cổ lam thì lá là bộ phận được dùng để làm dược liệu; vì đây là bộ phận có nhiều dược liệu nhất, có công dụng chữa bệnh.

vicare-tim-hieu-cong-dung-lieu-dung-ve-giao-co-lam-body-1

Công dụng của giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tác dụng gì? Hai thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin. Ngoài ra, thảo dược quý này còn chứa các loại các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe khác như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho... Đặc biệt, cây giảo cổ lam 7 lá còn chứa nhiều hoạt chất saponin nhất - một loại chất chống ung thư, gấp 3 – 4 lần nhân sâm. Dưới đây là những công dụng chính của giảo cổ lam:

  • Saponin giúp làm giảm chất béo, mỡ trong máu, làm giảm cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Giảm béo: Các hoạt hóa men AMPK là một dạng men có khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể, có thúc đẩy chuyển hóa năng lượng và chất béo cho cơ thể.
  • Chống ung thư: Chất flavonoid được biết đến là chất oxy hóa mạnh, từ đó ngăn ngừa các tế bào bất thường phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, chất này còn có công dụng chống độc và làm giảm tổn thương gan.
  • Cải thiện giấc ngủ: Sử dụng giảo cổ lam sẽ kích thích tuần hoàn máu lên não được điều đặn, từ đó làm não bộ không bị căng thẳng, ngủ ngon hơn.
  • Tăng lực: Giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể, từ đó cải thiện khả năng làm việc
  • Cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Chống lão hóa da, nên giảo cổ lam cũng được sử dụng trong làm đẹp.
  • Bảo vệ gan bằng cơ chế tăng cường thải độc và tái tạo tế bào gan.
vicare-tim-hieu-cong-dung-lieu-dung-ve-giao-co-lam-body-2

Cách sử dụng và liều lượng sử dụng giảo cổ lam

Giảo cổ lam chữa bệnh gì? Với các công dụng nêu trên, giảo cổ lam được các thầy thuốc, bác sĩ sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người mắc bệnh có liên quan đến tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường
  • Người có thể trạng không tốt: thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, sức đề kháng yếu
  • Hỗ trợ điều trị ung thư
  • Người mắc các vấn đề liên quan đến gan: gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan...
  • Ngoài ra, giảo cổ lam còn có công dụng trong hỗ trợ điều trị các loại bệnh: thèm ăn, ho, viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày mạn tính, đau và sưng (viêm), loét, táo bón, sỏi mật, béo phì.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Hoạt chất phanosid có trong giảo cổ lam giúp làm ổn định đường huyết tạo điều kiện cho insulin nhạy cảm với tế bào hơn; từ đó tăng cường khả năng sử dụng glucose của tế bào, giúp ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây không nên/không được sử dụng giảo cổ lam, bao gồm: phụ nữ có thai, cho con bú; trẻ em dưới 6 tuổi; những người đang dùng thuốc chống đào thải sau khi cấy ghép nội tạng; người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn...Giảo cổ lam được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau để chữa bệnh.

Thuốc viên: Sử dụng thuốc giảo cổ lam dạng viên với liều lượng 2 viên/lần, ngày uống 2 lần, uống sau khi ăn. Thuốc dành cho những người mệt mỏi, huyết áp cao, đường huyết tăng, ăn ngủ kém. Trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được liều lượng phù hợp dành cho mình.

Trà giảo cổ lam

Nguyên liệu: 20g giảo cổ lam, ấm trà, nước đun sôi

Rửa sạch giảo cổ lam rồi cho vào ấm trà, đổ nước sôi. Đợi tầm 10 phút, bạn sẽ có ngay một ấm trà giảo cổ lam để uống. Bạn nên uống giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều nhằm tăng sự minh mẫn, tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Ngược lại, bạn không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ.

vicare-tim-hieu-cong-dung-lieu-dung-ve-giao-co-lam-body-3

Giảo cổ lam kết hợp với cây xạ đen, cà gai leo

Ngoài uống nước giảo cổ lam, bạn còn có thể kết hợp giảo cổ lam với những dược liệu khác như cây xạ đen và cà gai leo. Nguyên liệu cần chuẩn bị như sau: 30g giảo cổ lam, 30g xạ đen, 20g cà gai leo, nước sôi 1,5 lít và bình giữ nhiệt.

Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào bình giữ nhiệt, đổ thêm nước sôi; sau đó đậy nắp và ủ trong vòng 30 phút là bạn đã có ngay một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng chống ung thư đồng thời ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, viêm gan B...

Ngoài các cách dùng trên, giảo cổ lam còn được chế biến để sử dụng ở dạng bột, chiết xuất và thuốc rượu.

Với mỗi đối tượng và bệnh lý khác nhau, liều dùng giảo cổ lam sẽ có sự chênh lệch nhất định. Để biết chính xác liều dùng, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ và các chuyên gia về đông y. Tuy nhiên, trong một ngày, bạn không nên dùng quá 70g giảo cổ lam. Nếu sử dụng giảo cổ lam quá liều lượng quy định sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết rất nhanh bởi cơ chế tăng tiết insulin do loại thảo dược này gây ra.

Giảo cổ lam có thể tương tác với các loại thuốc: thuốc làm chậm đông máu, thuốc làm giảm hệ miễn dịch, thuốc chống co giật, thuốc chống huyết khối

Những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng giảo cổ lam

Giảo cổ lam tốt cho sức khỏe và có tác dụng hỗ trợ điều trị. Tuy vậy, nếu không sử dụng đúng cách, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:

  • Rối loạn giấc ngủ: Nếu trước khi ngủ, bạn uống giảo cổ lam sẽ khiến bạn mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Hạ huyết áp: Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp. Nhưng mặt trái của giảo cổ lam trong trường hợp bạn sử dụng quá nhiều khiến cho huyết áp bị giảm đột ngột.
  • Đầy bụng: Uống trà giảo cổ lam để qua đêm sẽ dẫn đến đầy bụng, rối loạn tiêu hóa do trà bị biến chất.
  • Nóng trong người, tăng huyết áp, khô miệng, khát nước là những tác dụng phụ không mong muốn khi bạn sử dụng giảo cổ lam. Vì vậy, sau khi sử dụng giảo cổ lam bạn nên uống thêm nước lọc để cải thiện tình trạng này.
  • Ngộ độc: Giảo cổ lam có thể dẫn đến ngộ độc nếu bạn sử dụng quá liều.
  • Bạn cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý để giảm cân ngay cả khi đã uống giảo cổ lam.

Xem thêm:

  • Cây giảo cổ lam điều trị bệnh gì?
  • Trà giảm mỡ máu giảo cổ lam có công dụng thế nào?