Tìm hiểu cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Nhiều bậc phụ huynh thường quan tâm đến trẻ sơ sinh bị sốt, thân nhiệt tăng cao bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà không biết rằng trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt cũng rất nguy hiểm. Vậy hạ thân nhiệt ở trẻ là gì, cách chữa hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế là như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Tìm hiểu cách hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Nhiều bậc phụ huynh thường quan tâm đến trẻ sơ sinh bị sốt, thân nhiệt tăng cao bất thường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà không biết rằng trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt cũng rất nguy hiểm. Vậy hạ thân nhiệt ở trẻ là gì, cách chữa hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế là như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hạ thân nhiệt ở trẻ là gì?

Đó là hiện tượng thân nhiệt trẻ bị giảm đột ngột, trẻ rét run, da lạnh xanh tím, tái nhợt, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, hạ huyết áp ở trẻ. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu có triệu chứng cứng bì. Trẻ thường có dấu hiệu lờ đờ, thở nhanh nông, tim đập chậm. Trong trường hợp nguy kịch, trẻ có hiện tượng da lạnh tái nhợt, các đầu chi bị tím tái, cứng cơ, rối loạn ý thức. Nếu nhiệt độ của trẻ dưới 28 độ thì bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê, đồng tử giãn ra, mất đi phản xạ ánh sáng. Nếu nhiệt độ cơ thể dưới 34 độ, trẻ có dấu hiệu rối loạn nhịp thở.

vicare.vn-tim-hieu-cach-ha-than-nhiet-cho-tre-so-sinh-theo-tieu-chuan-cua-bo-y-te-body-1

Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh thường do những nguyên nhân sau:

  • Ở những trẻ đẻ non thì tỷ lệ diện tích da/cân nặng lớn hơn trẻ sinh đúng tháng nên dễ bị hạ thân nhiệt, lượng mỡ dưới da, đặc biệt là lớp mỡ nâu ít khiến khả năng sinh nhiệt ở các bé kém, thiếu năng lượng để chuyển hóa và sinh nhiệt...
  • Trẻ ở trong phòng không đủ ấm, trẻ bị ướt hoặc không mặc quần áo trong thời gian dài. Trẻ tắm quá lâu, tắm nước lạnh, sau khi tắm xong bố mẹ không lau người cho bé, không cho con mặc quần áo.
  • Trẻ bú ít sữa mẹ, bú quá chậm dẫn tới việc sản xuất nhiệt cho cơ thể bị hạn chế và thân nhiệt của bé bị hạ.

Cách chữa hạ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn Bộ Y tế

  • Ở trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt nặng, cần cấp cứu các chức năng sống cơ bản cho trẻ bằng cách tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc đặt nội khí quản hỗ trợ đường thở nếu trẻ tím tái, ngừng thở, truyền dịch và thuốc nếu trẻ suy tuần hoàn...
  • Bên cạnh đó, tiến hành phục hồi thân nhiệt cho trẻ bằng cách đặt trẻ trong phòng ấm có lò sưởi hoặc đèn sưởi. Bố mẹ cởi bỏ quần áo, tã ướt, lau khô người rồi quấn tã, mặc quần áo, đội mũ và đắp chăn ấm cho trẻ. Mẹ có thể ủ ẩm cho con theo cách da kề da, ôm và cho con bú. Bố, mẹ cũng chú ý đo thân nhiệt của trẻ 1 giờ/lần và theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm.
  • Ở những trường hợp hạ thân nhiệt nặng hơn, ngoài phục hồi thân nhiệt cho trẻ như trên, cần đặt bé vào lồng ấp, nhiệt độ lồng ấp cao hơn thân nhiệt trẻ từ 1-1.5 độ. Kiểm tra nhiệt độ lồng ấp mỗi giờ một lần trong vòng 8 giờ đầu sau đó 3 giờ một lần. Nếu thân nhiệt trẻ tăng thêm 0.5 độ/ giờ và liên tục trong 3 giờ là tiên lượng tốt. Khi thân nhiệt của trẻ ổn định trong giới hạn bình thường phải theo dõi tiếp 3 giờ/lần trong vòng 12 giờ. Nếu thân nhiệt của bé không tăng hoặc tăng dưới 0.5 độ/ giờ cần tăng hệ sống sưởi, nhiệt độ lồng ấp lên 0.5 độ C/giờ.
  • Ngoài ra, phụ huynh cần nhớ rõ đảm bảo dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho trẻ thông qua cho con bú mẹ nếu còn bú được, nếu con không bú được cần cho trẻ ăn thông qua ống thông dạ dày. Nặng hơn cần truyền dịch nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, theo dõi chặt đường máu để không hạ đường máu. Điều cần lưu ý là dung dịch nuôi dưỡng, sữa, chế phẩm máu đều phải để ở nhiệt độ 40 đến 42 độ trong quá trình truyền dịch cho trẻ.
vicare.vn-tim-hieu-cach-ha-than-nhiet-cho-tre-so-sinh-theo-tieu-chuan-cua-bo-y-te-body-2

Phòng chống hiện tượng hạ thân nhiệt ở trẻ em

  • Trước hết, mẹ cần chăm sóc, quản lý thai nghén tốt đề phòng trẻ đẻ non, đẻ ngạt. Trẻ sơ sinh cần giữ ấm ngay khi mới chào đời, mẹ nên cho con bú sớm để tận dụng sữa non nhiều chất dinh dưỡng, vừa giúp con sớm ổn định thân nhiệt.
  • Khi tắm cho con, mẹ không nên tắm quá lâu, không tắm trễ, tắm bằng nước lạnh và lưu ý tắm nơi kín gió.
  • Thời tiết lạnh cần luôn đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm để chống tình trạng bé bị hạ thân nhiệt nhanh. Khi đi ra ngoài trời lạnh, phụ huynh cần cho bé đội mũ, mặc ấm và quàng khăn. Thay vì cho con mặc một lớp dày, mẹ nên mặc nhiều lớp mỏng cho con. Và nên nhớ rằng, tránh để con nóng đổ mồ hôi, nhất là lúc ngủ, mồ hôi thấm ngược vào da bé gây cảm lạnh.

Xem thêm:

  • Khi hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải làm gì?
  • Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh phải làm gì?