Tìm hiểu cách chữa đau ngực khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi bất thường cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể ở giai đoạn này trở nên vô cùng nhạy cảm. Đau ngực là một trong những triệu chứng các mẹ bầu thường hay gặp và cần phải chú ý. Vậy cách chữa đau ngực khi mang thai như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu cách chữa đau ngực khi mang thai Tìm hiểu cách chữa đau ngực khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi bất thường cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể ở giai đoạn này trở nên vô cùng nhạy cảm. Đau ngực là một trong những triệu chứng các mẹ bầu thường hay gặp và cần phải chú ý. Vậy cách chữa đau ngực khi mang thai như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai

Đau ngực là một triệu chứng mà ở thời kỳ mang thai hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai do đó mức độ của cơn đau nặng hay nhẹ ở mỗi người là không giống nhau.

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau ngực khi mang thai

  • Ợ nóng: khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao làm giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách giữ dạ dày và thực quản gây ra chứng ợ nóng và có thể kèm theo các cơn đau ở ngực.
  • Đầy bụng khó tiêu: bắt đầu từ khoảng tuần thai thứ 27 trở đi, mẹ bầu thường xuyên gặp phải chứng đầy bụng khó tiêu và nó là nguyên nhân gây ra các cơn đau ngực.
  • Áp lực từ thai nhi: khi thai nhi càng phát triển, trọng lượng sẽ ngày càng tăng, lúc này tử cung giãn mở rộng, tạo áp lực lên cơ hoành, xương sườn dẫn đến đau ngực và kèm theo các đợt thở dốc.
  • Vú phát triển: khi mang thai, 2 bầu vú cũng sẽ bắt đầu to lên. Điều này làm thay đổi các khớp và các cơ ở vùng ngực khiến cho các mẹ bầu thường thấy đau ngực và khó chịu. Do đó triệu chứng đau ngực có thể gặp trong suốt quá trình mang thai.
  • Căng thẳng: việc thường xuyên gặp các căng thẳng trong cuộc sống có thể gây ra sự co cơ, tức ngực và khó thở cho các mẹ bầu.

Một số nguyên nhân nghiêm trọng gây đau ngực khi mang thai:

  • Chứng nghẽn mạch máu: là hiện tượng máu đóng cục ở tĩnh mạch trong cơ thể. Đây là bệnh nghiêm trọng mẹ bầu cần phải chú ý. Những cục máu có thể di chuyển lên đến phổi, gây ra đau ngực, tắc mạch phổi hoặc thậm chí có thể tử vong.
  • Nhồi máu cơ tim: đau ngực là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến tim mạch. Khi bị nhồi máu cơ tim, ngoài đau ở vùng ngực ra còn kèm thêm các triệu chứng khác như nhức đầu, khó thở, tê ở chân tay và đổ mồ hôi.
  • Bệnh tim bẩm sinh: do sự thay đổi sinh lý và những căng thẳng ảnh hưởng trong quá trình mang thai mà ở những mẹ bầu có bệnh sử tim bẩm sinh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng đau ngực thường gặp nhất do đó các mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý.
Đau ngực.

Nhiễm trùng ngực: khi bị nhiễm trùng ngực sẽ xuất hiện các triệu chứng sau như ho dai dẳng kéo dài, đờm có màu vàng hoặc kèm máu, tim đập loạn nhịp, khó thở, sốt và đau ngực. Những bệnh gây ra có thể bao gồm như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi...

  • Hen suyễn: khi mang thai, nếu bị hen suyễn hoặc những cơn hen suyễn tái phát sẽ khiến tình trạng trở nên nặng nề và xấu hơn. Nó gây ra những cơn co thắt ngực dẫn đến làm cho các mẹ bầu bị đau ngực.

Chữa đau ngực khi mang thai

Khi mang thai, nếu tình trạng đau ngực xuất hiện với tần suất nhiều lần và mức độ đau ngày càng tăng, đi kèm theo với các triệu chứng như thở dốc, chóng mặt, sốt... thì nó có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng mẹ bầu cần đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ đưa ra được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp cụ thể.

Ngược lại, nếu các cơn đau ngực ít xuất hiện, không gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt hằng ngày, mức độ đau nhẹ thì có thể áp dụng một số cách sau giúp làm giảm và hạn chế xuất hiện các cơn đau ngực:

  • Tư thế đứng và ngồi nên thẳng lưng để phổi có thể tiếp nhận được nhiều oxy để hoạt động và đảm bảo phối không bị đè ép.
  • Thư giãn: mẹ bầu nên để cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn, không nên ép cơ thể làm việc quá mức và đừng để bị các yếu tố stress tác động.
  • Khi ngủ nên kê gối đầu cao hơn sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn.
  • Không được nằm ngay sau khi ăn cơm.
  • Chia đều các bữa ăn trong ngày thành các bữa nhỏ, không nên ăn quá no để giảm các chứng ợ nóng và khó tiêu.
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh, lựa chọn các thực phẩm cung cấp đủ vitamin và muối khoáng. Tránh xa các món ăn gây đầy hơi khó tiêu như rượu, caffeine, các loại gia vị cay nóng nhiều dầu mỡ.

Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như yoga, các bài tập thở..

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh bị các tác nhân vi khuẩn, virus tấn công.
  • Sử dụng một số loại thức uống trong dân gian lưu truyền giúp giảm đau ngực khi mang thai: trà gừng hoặc trà hoa cúc, nước dừa tươi, giấm táo pha loãng với nước...

Tùy vào mức độ và các triệu chứng kèm theo mà cách chữa đau ngực khi mang thai ở mỗi người là không giống nhau. Tuy nhiên, nếu các cơn đau ngực không hết mà ngày một nặng thêm thì tốt nhất mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế thăm khám để đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé.

Xem thêm :

  • Những thay đổi của bộ ngực khi mang thai
  • Mang thai lần đầu bị tức ngực khó thở vì sao?
  • Ngực tiết sữa khi không mang thai: Coi chừng bệnh nguy hiểm