Tìm hiểu cách chữa cảm cúm với mùi tàu

Lá mùi tàu không chỉ được dùng làm gia vị cho các bữa ăn mà còn được sử dụng làm thuốc, chữa được nhiều bệnh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chữa cảm cúm với mùi tàu một cách chi tiết và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu cách chữa cảm cúm với mùi tàu Tìm hiểu cách chữa cảm cúm với mùi tàu

Mùi tàu có những công dụng gì?

Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp cây mùi tàu mọc ở bất cứ nơi đâu, từ thành thị cho đến nông thôn, miền Bắc, Trung, Nam đều có cả. Một cây mùi tàu có nhiều lá mùi tàu; lá to ở dưới gốc đến gần ngọn thì nhỏ lại; hai bên rìa lá có răng cưa.

Rau mùi tàu được bày bán và sử dụng như một loại gia vị, giống như lá hành trong các bữa ăn hàng ngày, người ta thái lá mùi tàu nhỏ rồi cho vào canh, cho vào các món xào để tăng thêm hương vị, làm món ăn thêm đậm đà.

Trong y học cổ truyền, mùi tàu lại được sử dụng như một loại thảo dược dùng để chữa bệnh. Mùi tàu tình ấm, vị đắng, mùi thơm hắc; do đó loại cây này có tác dụng tiện kỳ, sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, hành khí tiêu thũng, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kích thích tiêu hoá, khử mùi hôi hiệu quả.

Tìm hiểu cách chữa cảm cúm với mùi tàu

Bệnh cảm cúm thường gắn liền với thời tiết, hay gặp ở thời điểm giao mùa, mùa đông lạnh. Cảm cúm khiến cơ thể chúng ta rất khó chịu, với hàng loạt các dấu hiệu rất dễ để nhận biết: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, cơ thể mệt mỏi. Ngoài các phương pháp chữa cảm cúm đơn giản tại nhà như sử dụng: uống nước gừng nóng, ăn cháo tía tô, ngậm chanh ngâm mật ong thì chữa cảm cúm với mùi tàu ngày càng được nhiều người biết đến nhờ hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Lá mùi tàu có chứa 0,02 - 0,04% tinh dầu bay hơi, rễ chứa saponin nên điều trị cảm cúm rất hiệu quả. Dưới đây là bài thuốc chữa cảm cúm bằng mùi tàu:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
  • Mùi tàu: 40g
  • Gừng tươi: 3 lát
  • Ngải cứu: 20g
  • Cúc tần: 20g
  • 500ml nước
  • Bước 2: Sơ chế
  • Gừng: Đập dập, thái nhỏ
  • Ngải cứu, cúc tần, mùi tàu: Rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 3: Chế biến
  • Cho tất cả mùi tàu, gừng, cúc tần, ngải cứu vào 500ml nước đun sôi cho đến khi còn 100ml thì tắt bếp.
  • Bước 4: Sử dụng
  • Uống nước ấm, ngày 2 lần uống.
  • Khi uống xong, nằm trong chăn ấm để cơ thể ra mồ hôi rồi lau cho khô người.

Bên cạnh đó, trong những ngày bị cảm cúm, bạn có thể ăn cháo mùi tàu, cho mùi tàu vào các món ăn cũng rất hiệu quả.

Vicare.vn-tim-hieu-cach-chua-cam-cum-voi-mui-tau-body-2
Tìm hiểu cách chữa cảm cúm với mùi tàu

Những bài thuốc chữa bệnh khác của mùi tàu

  • Chữa cảm mạo: Rửa sạch 10g mùi tàu khô, 6g cam đất rồi cho vào 300ml nước, đun sôi 15 phút, lấy nước uống 3 lần/ngày.
  • Chữa hôi miệng: 1 nắm lá mùi tàu, rửa sạch rồi đem đi sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan; ngậm và súc miệng vài lần trong ngày, sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng hôi miệng cải thiện đáng kể.
  • Chữa đầy hơi, bụng khó chịu do ăn nhiều đạm: 50g lá mùi tàu, 3 lát gừng đập dập sau đó cho vào 500ml nước đun sôi cho đến khi còn 200ml nước thì tắt bếp; uống khi còn ấm, ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ; dùng 3 ngày liên tiếp.
  • Đái dầm ở trẻ nhỏ: 20 gam mùi tàu, 20g cỏ mần trầu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa lá nhỏ; tất cả đem thái nhỏ, phơi khô; cho tất cả vào nồi nước 500ml, đun sôi cho đến khi còn 150ml, uống sau bữa tối; sử dụng trong vòng 5 đến 10 ngày để cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ.

Xem thêm:

  • 3 cách điều trị cảm cúm không cần đến kháng sinh
  • Phương pháp điều trị cảm cúm tại nhà theo Đông Y
  • 6 nguyên tắc vàng đề phòng cảm cúm mùa hè hiệu quả